vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

5 lý do chính khiến trẻ chậm tăng cân

30/06/2021   1353 lượt xem

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là vấn đề chung của nhiều trẻ em. Điều này thường khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, nhất là khi thấy trẻ có thêm các dấu hiệu suy dinh dưỡng khác hoặc mức tăng cân của con đi chệch khỏi mô hình tăng trưởng dự kiến. Bố mẹ cùng viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu về các lý do khiến con chậm phát triển trong bài viết dưới đây nhé!

Những vấn đề cần quan tâm khi trẻ bị chậm tăng cân

Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa trẻ em Kadakkal Radhakrishnan, bố mẹ nên quan tâm đến cân nặng tổng thể của con hơn là một vài lần con bị chững hoặc sụt cân. Cân nặng của trẻ luôn cần phải so sánh với chiều cao mới có thể đảm bảo trẻ đang có mức độ tăng trưởng tốt nhất.

Bố mẹ khi kiểm soát cân nặng của con hay tìm hiểu kĩ chỉ số BMI để đảm bảo con yêu phát triển đồng đều cả cân nặng và chiều cao.

“Đôi khi trẻ mới biết đi sẽ giảm cân khi chúng trở nên năng động hơn,” Tiến sĩ Radhakrishnan lưu ý. “Cân nặng của trẻ có thể giảm so với chiều cao nhưng đứa trẻ vẫn có thể tiếp tục tiến bộ với tốc độ bình thường so với tuổi của chúng. Tuy nhiên, nếu có sự sụt giảm đáng kể về trọng lượng trong một lần đo duy nhất, họ nên được đưa đến bác sĩ và đo lại để xác định xem liệu sự sụt giảm cân nặng đó có cần phải lưu ý gì không ”.

>> XEM THÊM:

- Thực đơn cho trẻ nhẹ cân - Đánh bay nỗi lo của mẹ

- Mẹ đã biết 8 tác nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân?

- Làm sao để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn nhẹ cân?

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio

Những lý do tại sao trẻ cứ mãi chậm cân?

1. Không bổ sung đủ dinh dưỡng

Trong 90% các trường hợp, trẻ bị chậm cân do chúng không nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này thường xảy ra khi trẻ đang trong giai đoạn biếng ăn hoặc cha mẹ không hiểu con thực sự cần gì, dẫn đén việc ăn nhiều nhưng lại không đủ chất.

Đối với trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên, nguyên do có thể là do nguồn sữa mẹ không đủ hoặc do pha sữa không đúng cách.

Đối với những trẻ đang bước vào giai đoạn ăn dặm, nguyên nhân thường là do bố mẹ chưa xem xét kĩ chế độ ăn của con. Để giúp trẻ tăng cân, bố mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng như đạm, tinh bột, chất xơ, chất béo,.. 

Ngoài ra bố mẹ cần kích thích vị giác của trẻ nhờ các vi khoáng như Kẽm, Lysine, Sắt, Vitamin nhóm B từ nhiều thực phẩm khác nhau như hải sản, Scumin, Smarty, rau màu xanh đậm, thịt nạc,...

2. Thực phẩm không đa dạng

Đôi khi, các bậc cha mẹ rất bận bịu với công việc, bởi vậy sự cân bằng thời gian dành cho công việc và chăm sóc trẻ rất khó khăn. Vì thế, có nhiều gian đình thường chế biến 1 vài loại thực phẩm quen thuộc với trẻ thay vì cố gắng đa dạng hóa thực phẩm

Khi giới hạn những thực phẩm cho trẻ hàng ngày, con chắc chắn sẽ bị thiếu hụt nhiều vi chất, vi khoáng thiết yếu; dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân. Bố mẹ dù bận đến đâu hay cố gắng tìm hiểu thông tin và dành nhiều thời gian cho con hơn, bố mẹ nhé!

3. Biếng ăn bệnh lý

Trẻ chậm tăng cân phần nhiều là do con khó ăn khó uống, nhất là khi con bị bệnh. Trong giai đoạn phát triển, khi trẻ mọc răng, đau họng, nhiệt miệng, viêm amidan,... ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, nhai nuốt của trẻ. Tình trạng trẻ bị biếng ăn bệnh lý, bố mẹ cần từ từ điều trị triệu chứng đau của trẻ, nâng cao đề kháng rồi mới bắt đầu thúc đẩy thêm về dinh dưỡng cho con.

4. Rối loạn tiêu hóa

Trẻ chậm tăng cân cũng do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, thường gặp các rối loạn ảnh hưởng đến niêm mạc ruột như:

- Bệnh celiac (bệnh không dung nạp Gluten - 1 dạng protein có trong lúa mì và các ngũ cốc)

- Bệnh Crohn (bệnh viêm ruột)

- Loạn khuẩn đường ruột 

- Tiêu chảy, nôn mửa,.... 

Do tiêu hóa kém, trẻ khó hấp thu dinh dưỡng toàn vẹn, gây thiếu hụt vi chất khiến trẻ bị chững cân, chậm cân, thậm chí là sụt cân.

5. Thận và tuyến tụy yếu

Trường hợp thận và tụy hoạt động kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng cũng như chiều cao của trẻ.

Tuyến tụy kém hoạt động sẽ dẫn dến không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, trẻ có thể đi ngoài ra phân lỏng, sủi bọt, phân lỏng, có mùi hôi và nhờn.

Trường hợp thận của trẻ kém hoạt động phần lớn là do trẻ ăn dặm quá sớm, hoặc bố mẹ cho gia vị vào bữa ăn của trẻ từ khi còn nhỏ, dẫn đến thận bị quá tải và bị suy giảm chức năng.

Xem thêm : Bé biếng ăn vì sao ?

Trên đây là những lý do chính khiến con yêu chậm tăng cân. Bố mẹ hãy nhớ cân nặng chỉ là 1 chỉ số nhỏ để đánh giá khả năng tăng trưởng của trẻ. Bởi vậy bố mẹ cũng không cần quá lo lắng khi con lỡ sụt cân hoặc chứng cân 1 - 2 tháng. Bên cạnh đó, bố mẹ nên theo sát những chỉ số tăng trưởng của trẻ để trẻ phát triển toàn diện, tăng cân đều.

Để được tư vấn thêm về tình trạng của con, có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé