Khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ về cả thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, trẻ sẽ lớn nhanh, hệ miễn dịch khỏe, ít ốm vặt. Tuy nhiên, bộ máy tiêu hoá của trẻ ở thời điểm này chưa thật sự hoàn chỉnh. Vậy nên mẹ cần hết sức lưu ý về khẩu phần ăn để đảm bảo vừa ngăn ngừa tình trạng trẻ dị ứng thức ăn, vừa cung cấp đủ cho trẻ năm nhóm thực phẩm chính: tinh bột, đạm, rau và trái cây, chế phẩm từ sữa, đồ uống lành mạnh.
Trẻ bú mẹ, uống sữa công thức hay ăn các bữa ăn gia đình đều cần có thời gian tập luyện. Chắc chắn bé sẽ không ăn được tất cả năm nhóm thực phẩm ngay lập tức. Vậy nên ngay khi bắt đầu được 6 tháng tuổi, mẹ nên tập cho bé ăn dặm. Khi đã quen dần, mẹ hãy cho bé trải nghiệm đa dạng món ăn kết hợp bú mẹ. Vì từ 18 - 24 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cung cấp kháng thể cho bé.
Tinh bột sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày của trẻ như học tập, vui chơi,... Thực chất, có rất nhiều loại tinh bột khác nhau. Tinh bột đơn giản hoặc tinh chế như đường và ngũ cốc tinh chế đã bị loại bỏ hết chất xơ và chất dinh dưỡng (gồm bánh mì trắng, bột bánh pizza, mì ống, bánh ngọt, bột mì trắng, gạo trắng và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng). Loại tinh bột này nếu ăn nhiều có thể gây ra đột biến nguy hiểm về lượng đường trong máu, gây tăng động, rối loạn tâm trạng, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2.
Mặt khác, tinh bột phức tạp từ ngũ cốc nguyên hạt thường có chỉ số đường huyết thấp, nhiều dinh dưỡng và chất xơ được tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng lâu dài hơn. Những thực phẩm này bao gồm: bột yến mạch, cháo yến mạch, mì ống, ngũ cốc ăn sáng.
> XEM THÊM:
- 16 loại thực phẩm giàu khoáng chất cho cơ thể
- Cách lựa chọn khoáng chất dinh dưỡng thông minh đối với cơ thể
- Thực chất “Siêu thực phẩm” là gì mà lại khiến bao người tìm kiếm
Chất đạm rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển cơ của trẻ. Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, cá, thịt gà, trứng, đậu, đậu lăng, đậu gà, đậu phụ và các loại hạt. Những thực phẩm này cũng chứa các vitamin và khoáng chất hữu ích khác như sắt, kẽm, vitamin B12 và axit béo omega-3. Sắt và axit béo omega-3 từ thịt đỏ và cá có dầu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí não và khả năng học tập của trẻ. Một chế độ ǎn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, kém thông minh. Tuy nhiên, mẹ chú ý không nên để trẻ ǎn quá nhiều đạm vì sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động của gan và thận.
Trái cây và rau sẽ cung cấp cho trẻ năng lượng, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ và nước. Ăn nhiều rau và trái cây, bé sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư. Mẹ nên cho bé ăn trái cây và rau trong cả bữa chính lẫn bữa phụ, chọn loại có màu sắc, kết cấu và mùi vị khác nhau. Rửa sạch với muối tinh để loại bỏ bụi bẩn cũng như thuốc trừ sâu, sau đó luộc mềm và thái nhỏ để bé tránh bị nghẹn khi ăn. Một số loại trái cây có thể để nguyên vỏ vì vỏ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu mẹ thấy bé có vẻ “kén ăn” trái cây và rau, điều đó không đồng nghĩa với việc sau này bé sẽ ghét ăn loại thực phẩm này hoàn toàn. Thay vào đó, mẹ hãy ăn rau và trái cây thật nhiều. Bé nhìn thấy mẹ sẽ tự bắt chước và rèn luyện cho mình thói quen đó.
Sữa, pho mát và sữa chua chứa rất nhiều protein và canxi, cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ. Mẹ có thể cho bé thưởng thức những thực phẩm này từ khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp các kháng thể quan trọng, sắt giúp tạo máu, bảo vệ đường ruột và hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống sữa mẹ đến khi bé tròn 1 tuổi. Sau đó, bé sẽ tập uống sữa bò nguyên chất béo. Mẹ cũng cần lưu ý, giai đoạn này bé rất dễ bị dị ứng với các chế phẩm từ sữa, do vậy cần quan sát biểu hiện và cho bé uống vừa phải để cơ thể dần dần thích ứng.
Nước là thức uống lành mạnh nhất cho trẻ 12 tháng tuổi. Nước đun sôi để nguội có chứa flo giúp răng chắc khỏe. Trẻ nên làm quen với hương vị của nước hơn là nước trái cây. Nước trái cây không phải là xấu, đây còn là một nguồn quan trọng của một số vitamin và chất khoáng thúc đẩy tăng trưởng, bao gồm vitamin C. Hơn nữa, nước trái cây cũng cung cấp thể một số chất dinh dưỡng khác như canxi và vitamin D. Tuy nhiên, uống nước trái cây, ngay cả khi pha loãng có thể khiến trẻ thích vị ngọt. Đồng thời uống nước trái cây khi trẻ còn nhỏ kích thích tiêu thụ “lượng calo lỏng” mà một số chuyên gia cho rằng đây là nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em. Thêm vào đó, uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến trẻ bị sâu răng.
Khoai tây chiên, bánh mì nướng, bánh nướng, bánh mì kẹp thịt, pizza, socola, kẹo dẻo, bánh quy, bánh rán và bánh ngọt. Những thực phẩm này có nhiều muối, chất béo bão hòa và đường, đồng thời ít chất xơ và chất dinh dưỡng. Ăn quá nhiều những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em và các bệnh như bệnh tiểu đường loại 2.
Nước ngọt, trà sữa. Những loại đồ uống này nhiều đường và ít chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì và sâu răng ở trẻ. Những thức uống này giúp trẻ no lâu và sẽ khiến trẻ bớt đói trong các bữa chính.
Cafein sẽ ngăn cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt. Caffeine cũng là một chất kích thích, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của não bộ. Những thực phẩm và đồ uống này bao gồm cà phê, trà và nước tăng lực.
Một thói quen ăn uống lành mạnh đầy đủ các nhóm dưỡng chất sẽ luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ, giúp chúng phát triển đều về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong 3 năm đầu đời, mẹ lưu ý quan sát thật kỹ, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với cơ địa và cảm xúc của bé, để bé ăn ngoan, lớn nhanh, khỏe mạnh toàn diện. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ Raisingchildren.net.au/
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé