Sức khỏe là điều quan trọng nhất với tất cả mọi người. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta có năng lượng dồi dào và trí tuệ minh mẫn để tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Vậy làm sao để cải thiện được sức khỏe cho bản thân vào gia đình? Bài viết sau đây sẽ chỉ cho bạn 6 cách để tăng cường sức khỏe, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho gia đình của mình nhé!
Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng cho một ngày dài làm việc và học tập của con người. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn khiến cho nhiều người bỏ quên bữa sáng, điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, hiệu suất làm việc của cơ thể.
Lựa chọn bữa sáng với ngũ cốc, đồ ăn chứa protein và chất béo lành mạnh sẽ giúp tạo cảm giác no lâu, cân bằng dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt động.
> XEM THÊM:
- Thế nào là một cơ thể khỏe mạnh?
- 11 Việc cần làm để tăng cường hệ miễn dịch trong mùa dịch Covid
- Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, mỗi ngày chúng ta cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo. Khi cơ thể đủ chất dinh dưỡng, chúng ta sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và phòng chống nguy cơ bệnh tật.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý bổ sung thêm các loại vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Vitamin C: Đóng vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch, gây ức chế tổng hợp virus mới, ngăn không cho virus xâm nhập vào cơ thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin C: nho, cam, quýt, bưởi, ổi, cà chua,....
Vitamin A và Beta-caroten: Vtiamin A chứa nhiều trong gan động vật, lòng đỏ trứng, beta-caroten chứa trong cà rốt, đu đủ, khoai lang, bí ngô,....
Vitamin E: Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào, bảo vệ màng tế bào không bị oxy hóa, chứa nhiều trong dầu hướng dương, dầu đậu nành, các loại hạt và rau có màu xanh đậm.
Vitamin D: Đóng vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Bổ sung vitamin D mỗi ngày thông qua việc tắm nắng từ 15 - 30 phút, ăn các loại thực phẩm như gan cá, lòng đỏ trứng, hải sản,....
Các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, selen cũng đóng một vai trò quan trọng mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể. Selen là chất chống oxy hóa mạnh, có nhiều trong lúa mạch, gạo nâu, tôm, cá,.... Kẽm chứa trong hải sản, hàu, cua,.... Sắt chứa trong các loại thịt đỏ, gan động vật, bông cải xanh,....
Nước là yếu tố cần thiết cho các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Uống đầy đủ nước mỗi ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường hệ tiêu hóa,.... Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, bạn nên bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể có thể giải phóng hormone và các hợp chất, duy trì hệ thống miễn dịch, cải thiện trí nhớ, phòng chống nguy cơ mắc bệnh. Người thiếu ngủ thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì,.... Chính vì thế, bạn nên duy trì một giấc ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để bảo vệ sức khỏe.
Với mỗi 30 phút tập thể dục mỗi ngày, cơ thể sẽ được thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện sức bền, kiểm soát cân nặng. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, hít thở sâu, các động tác thể dục cơ bản.
Hãy luôn giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái suốt cả ngày. Một tinh thần tích cực sẽ giúp cho thể chất khỏe mạnh hơn. Tâm trạng vui vẻ cũng khiến cơ thể được kích thích sản sinh tế bào T-cells, giúp cơ thể thúc đẩy hệ miễn dịch và trở nên khỏe mạnh hơn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kiến thức chăm sóc sức khỏe, bạn vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé