vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

6 cách tăng cường sức khỏe đường ruột, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

29/09/2020   2219 lượt xem

Sức khỏe đường ruột có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể của con người. Theo các chuyên gia nghiên cứu, 80% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở đường tiêu hóa. Chính vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần phải có các biện pháp tăng cường sức khỏe đường ruột. Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ gợi ý cho bạn 6 cách giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

1. Bổ sung nhiều chất xơ

Như chúng ta đã biết, chất xơ rất tốt cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét, trào ngược, viêm ruột thừa, trĩ,.... Có 3 loại chất xơ phổ biến: chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan và prebiotic.

Chất xơ hòa tan giúp hấp thu nước vào phân, giúp phân trở nên mềm hơn, có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan phải kể đến đó là yến mạch, các loại hạt và đậu.

Chất xơ không hòa tan có tác dụng làm sạch ruột, loại bỏ cặn bã và chất thải trong đường tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm như rau cải, ngũ cốc và cám lúa mì chính là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan mà bạn có thể lưu ý bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Prebiotic: Là một dạng chất xơ có nhiệm vụ nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi để giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Trái cây, rau, ngũ cốc là những loại thực phẩm giàu prebiotic.

 

 

> XEM THÊM:

- Bổ sung vi dưỡng chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, lớn khỏe

- Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

- Hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ

 

2. Bổ sung đủ nước mỗi ngày

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng táo bón chính là do cơ thể thiếu nước. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, bạn nên bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ táo bón. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước bằng cách uống các loại nước ép hoa quả, trà thảo mộc, ăn các loại quả mọng như dưa chuột, bí xanh, cà chua, bưởi, dâu, đào,....

 

 

3. Hình thành thói quen ăn chậm nhai kỹ

Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ trong miệng, trong đó nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa một phần thức ăn trong miệng. Càng nhai lâu nước bọt tiết ra càng nhiều, giúp cho việc hòa trộn thức ăn ở dạ dày trước khi chuyển vào ruột non một cách trơn tru.

Nếu ăn uống không cẩn thận, nhai quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy, bạn cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ để giúp ngăn ngừa các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn hiệu quả.

 

4. Tăng cường vận động thể chất

Tập thể dục thể thao thường xuyên là một trong những cách hữu hiệu nhất để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải thì sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón mãn tính, giúp thực ăn được di chuyển dễ dàng đến hệ thống tiêu hóa. 

 

 

5. Từ bỏ thói quen xấu

Những thói quen xấu hàng ngày như uống quá nhiều bia rượu, chất kích thích, hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tiêu hóa của con người. 

Hút thuốc lá sẽ làm tăng gần gấp đôi nguy cơ trào ngược axit dạ dày, khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng hay ung thư tiêu hóa tiến triển nặng hơn.

Uống nhiều rượu, bia sẽ khiến cho axit trong dạ dày tăng sản xuất, gây ra chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa và gây tổn hại đến các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Nếu thường xuyên ăn khuya sẽ khiến cho cơ thể dễ dẫn chứng ợ nóng và khó tiêu. Nằm ngủ ngay sau khi vừa ăn khuya xong sẽ khiến cho thức ăn không di chuyển đúng hướng từ dạ dày xuống ruột non, dịch dạ dày sẽ tăng lên gây ra các triệu chứng trào ngược. 

 

6. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Ngoài các phương pháp kể trên, bạn có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để giúp củng cố hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường lợi khuẩn đường ruột.

Probiotic: Bổ sung probiotic sẽ giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cải thiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy. Bổ sung probiotic bằng cách ăn các sữa chua, kim chi, dưa cải,....

Glutamine: Là một loại axit amin được chứng minh rất tốt cho sức khỏe đường ruột, giúp giảm tính thấm ruột. Thực phẩm chứa nhiều glutamine phải kể đến như gà tây, đậu nành, hạnh nhân, trứng,...

Kẽm: Là một khoáng chất vô cùng quan trọng nếu như bạn muốn có một đường ruột khỏe mạnh. Kẽm giúp hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy, rò rỉ ruột, viêm đại tràng và nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Các loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến đó là thịt bò, động vật có vỏ, hải sản,....

Hy vọng, thông qua bài viết vừa rồi, bạn đã có cho mình những cách giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kiến thức chăm sóc sức khỏe, bạn vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé