Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày, các bố mẹ luôn quan tâm, tìm hiểu thêm về các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé. Làm sao để bổ sung vitamin tổng hợp cho bé đúng cách? Câu trả lời sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio bật mí trong bài viết dưới đây.
Vitamin tổng hợp hay multivitamin là các vi chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, chúng có nhiệm vụ tham gia vào nhiều hoạt động như cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Việc bổ sung vitamin cần chú trọng liều lượng để tránh những tác dụng phụ do dư thừa vitamin gây ra.
Vitamin tổng hợp hay còn được gọi là multivitamin, là sự kết hợp của nhiều loại vitamin khác nhau và thường được cân nhắc sử dụng khi cơ thể không thể hấp thu vitamin qua chế độ ăn uống. Nếu cho trẻ sử dụng đúng cách, vitamin tổng hợp có tác dụng vượt trội trong việc bù đắp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể và phát triển toàn diện. Trên thực tế, vitamin tổng hợp có thành phần hóa học gần như giống hệt với vitamin có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Tuy nhiên, quá trình cơ thể hấp thụ vitamin tổng hợp rất khác so việc hấp thụ vitamin tự nhiên, tạo nên những phản ứng khác nhau của cơ thể.
Cụ thể, khi sử dụng thực phẩm, cơ thể sẽ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng kết hợp từ thực phẩm đó bao gồm: vitamin, khoáng chất kèm theo các enzym, giúp cho cơ thể sử dụng tối ưu chúng. Nếu không có các hợp chất bổ sung này, vitamin tổng hợp sẽ không được hấp thụ như vitamin tự nhiên. Do đó, cách dùng và liều lượng dùng vitamin tổng hợp cho bé cần phải được bác sĩ tư vấn nhằm đảm bảo cơ thể hấp thu được tốt nhất.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ nói rằng một số loại vitamin tổng hợp hàng ngày thường không cần thiết nếu trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhưng nếu trẻ không ăn nhiều thịt hoặc cá, ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc rau xanh đậm giàu chất sắt, trẻ có thể cần sử dụng thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn. Vậy trẻ lười ăn có nên uống vitamin hay không? Có, và cách tốt để biết liệu cần một loại vitamin tổng hợp hàng ngày hay không và vitamin cho trẻ lười ăn là loại nào nên sử dụng như thế nào thì nên hỏi bác sĩ để được tư vấn cho phù hợp với tình trạng của từng trẻ.
Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
- Việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bé không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.
- Nên bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất cho bé khi có chỉ định hoặc sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Ví dụ: Khi bác sĩ kết luận trẻ có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, chẳng hạn như bệnh celiac, viêm ruột, hội chứng kém hấp thu, trẻ đã trải qua phẫu thuật tác động đến ruột hoặc dạ dày có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ một số vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm và vitamin D.
- Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày, trừ trường hợp trẻ đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể phải dùng liều cao hơn, trường hợp này phải uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Các chế phẩm vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượng rất cao, như vitamin B12 loại 5.000-10.000mcg (cao gấp 800 - 1.600% nhu cầu hàng ngày), vitamin C 1.000mg, nguyên tố kẽm 100mg (cao gấp 330 - 660% nhu cầu hằng ngày)... nên khi sử dụng cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc.
- Các bố mẹ khi sử dụng vitamin và khoáng chất dưới dạng phối hợp (đa vitamin, đa khoáng chất...) phải phân biệt rõ ràng công thức cho trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 4 tuổi.
- Vitamin là những yếu tố luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá...), nên nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, không rối loạn hấp thụ ở đường tiêu hóa thì không thiếu, không cần bổ sung.
- Một số bậc phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc cũng có thể vô tình làm cho trẻ bị thiếu vitamin và các vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc. Sulfamic, Methotrexat... làm giảm hấp thụ các vitamin nhóm B; vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A; vitamin C liều cao làm phá hủy vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt.
Trên đây là 6 Lưu ý từ chuyên gia trong việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bé. Hy vọng các mẹ đã có thêm cho mình kiến thức để có cách chăm sóc các bé một cách hiệu quả, khoa học và an toàn.
Nếu bố mẹ có bất cứ khó khăn gì trong quá trình chăm sóc con nhỏ cũng như chuyện ăn uống của con hãy kết nối ngay với các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất. Bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé