vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

6 Nguyên tắc vàng mẹ cần biết để luôn khỏe mạnh khi chăm con ốm

18/11/2020   1866 lượt xem

Thời điểm giao mùa, những cơn cảm cúm, những trận ốm vặt của trẻ diễn ra liên tục khiến mẹ không kip trở tay. Ấy vậy mà con ốm, mẹ cũng sẽ chẳng thể khá khẩm hơn. Vì rốt cuộc sau ngần ấy thời gian “đóng vai" y tá, mẹ rất dễ kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần nếu không biết cách tự giữ cho mình khỏe mạnh. Hơn nữa, theo nghiên cứu gần đây của Đại học Arizona, phụ nữ sau sinh có hệ miễn dịch kém gấp đôi phụ nữ chưa sinh. Vậy làm thế nào để mẹ luôn khoẻ khi chăm trẻ ốm? Tất cả những gì mẹ cần làm là nắm vững 6 nguyên tắc “vàng" sau đây.

1. Rửa tay và tiệt trùng các vật dụng riêng của trẻ

Rửa tay thường xuyên là việc dễ dàng và cần thiết nhất để phòng ngừa sự lây lan của virus. Thông thường khi chăm sóc bé, mẹ sẽ chạm vào mũi và mắt của trẻ và điều đó làm cho virus bám lên người mẹ dễ dàng. Bất cứ lúc nào sau khi lau mũi cho con, cho con ăn, nhặt đồ chơi của bé, mẹ nhớ rửa tay ngay để tránh bị lây bệnh giống trẻ. Tương tự với các vật dụng của bé như đồ chơi, thìa, muỗng, bát ăn đều phải đảm bảo được tiệt trùng bằng dung dịch rửa đặc biệt an toàn cho trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ, mẹ và bé nên rửa tay ít nhất trong 20 giây để chắc chắn sạch sẽ hoàn toàn. Mẹ cũng nên tích trữ những chai nước rửa tay nhỏ trong túi, phòng trường hợp trẻ hắt hơi bất thình lình ở những nơi không gần bồn rửa.

> XEM THÊM:

- Cách để trẻ có sức đề kháng tốt vào mùa lạnh

- Những việc làm của mẹ vô tình ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ

- Tăng cường sức khỏe sau sinh cho mẹ, mẹ lợi một - con lợi mười

2. Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên

Virus hay vi khuẩn có thể bám trụ nhiều nhất 2 ngày để từ ngày phát tán trên tay nắm cửa, vòi nước, tủ đồ chơi,... Đặc biệt lưu ý với căn bếp và nhà vệ sinh. Virus tồn tại trên mặt bàn dễ dàng chui vào thức ăn và lây lan nguồn bệnh cho cả nhà. Nhà vệ sinh ẩm ướt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Để bảo vệ con và chính mình, các mẹ lưu ý lau chùi sạch sẽ tất cả bề mặt trẻ tiếp xúc bằng xà phòng hoặc chất khử trùng, giữ cho bếp và nhà vệ sinh luôn khô ráo, thông thoáng.

3. Giặt đồ cho trẻ bằng nước nóng

Tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi trùng học nổi tiếng đồng thời là giáo sư tại Đại học Arizona, đã nói rằng: “Nước nóng sẽ giết chết nhiều vi khuẩn hơn nước lạnh”. Việc mẹ giặt quần áo cho bé bằng nước nóng sẽ giúp bé giảm thiểu khả năng bị ốm vặt. Khi trẻ bị ốm, mẹ lưu ý cho đồ vào càng nhiều nước nóng càng tốt, kết hợp với thuốc tẩy clo để diệt khuẩn. Khi giặt đồ sẫm màu trong nước nóng, mẹ có thể thêm chất tẩy trắng không chứa clo (loại thuốc tẩy này không phải là chất diệt khuẩn, nhưng sẽ giúp chống phai màu). Tránh chạm vào mũi và miệng trong khi giặt. Hãy nhớ rằng mẹ đang xử lý những thứ có mầm bệnh như chiếc áo bé quệt nước mũi vào. Và đừng quên rửa tay và vệ sinh máy giặt, chậu rửa sau mỗi lần giặt để ngăn vi khuẩn xâm lấn. 

4. Hạn chế ôm hôn con

Nghe thì có vẻ vô lý vì khi trẻ ốm, cơ thể khó chịu, chúng cần mẹ yêu thương nhiều hơn. Mè nheo thậm chí khóc ré lên để thu hút sự chú ý từ người lớn. Hơn nữa, trẻ tiết ra virus nhiều hơn do hệ miễn dịch của chúng chưa được vững vàng như người lớn. Nếu mẹ ôm hôn bé càng nhiều, virus hay vi khuẩn sẽ lây lan càng nhanh sang mẹ. Vậy nên, điều mẹ nên làm lúc này là hãy vuốt lưng và tóc thay vì ôm hôn. Hạn chế tiếp xúc với nước bọt do bé ho bắn ra. Thậm chí nếu mẹ không thể… cưỡng lại việc ôm hôn con, mẹ nên nhắm vào trán hoặc đỉnh đầu thay vì hôn lên miệng. 

5. Tiêm phòng đầy đủ và chú ý chăm sóc bản thân 

Chăm một đứa trẻ không khỏe mạnh đồng nghĩa với bạn phải thức đêm, ăn ngủ không ngon giấc. Hãy nhắc nhở bản thân, mình sẽ chỉ chăm con tốt khi bản thân khỏe mạnh. Vì vật, mẹ nên nhớ tiêm phòng cúm đầy đủ cho mình trước thời điểm giao mùa nhiều bệnh dễ phát sinh. Tiêm phòng cúm theo mùa là cách ngăn ngừa tốt nhất lây lan cúm từ bé (lưu ý tiêm trước hai tuần mới có tác dụng). Bên cạnh đó, nếu không có thời gian tập thể dục, mẹ cũng nên ăn uống đầy đủ lành mạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu tăng sức đề kháng cho cơ thể.

6. San sẻ việc chăm con với chồng

Luôn nhớ rằng mẹ không bao giờ cô đơn vì có chồng sát cánh bên cạnh. Chơi với con, cho con uống thuốc, giặt đồ cho con,... những việc này hoàn toàn có thể san sẻ với chồng. Điều này không chỉ giúp mẹ giảm một nửa nguy cơ lây bệnh từ con, mà còn giúp mẹ bớt căng thẳng, cân bằng những việc còn lại trong ngày. Hơn nữa, bé cũng sẽ rèn được thói quen không quá phụ thuộc vào mẹ, tự tìm được niềm vui từ những hoạt động khác. 

Con ốm, chẳng bà mẹ nào mong mình cũng ốm theo. Giờ đây nắm vững 6 nguyên tắc này, chắc chắn mẹ sẽ biết cách chăm sóc bản thân mình hơn, luôn khoẻ và lạc quan. Mẹ khoẻ thì bé mới khoẻ, đúng không các mẹ ơi? Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho mẹ và bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Parents.com/

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé