vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

7 Lý do khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân, mẹ lưu ý cải thiện ngay

29/12/2022   1562 lượt xem

Hầu hết các trẻ biếng ăn đều gặp vấn đề về cân nặng, thế nhưng vẫn có những em bé ăn nhiều nhưng không tăng cân khiến ba mẹ đau đầu lo lắng. Nguyên nhân là gì và làm sao để cải thiện tình trạng này?

Bé chững cân, chậm tăng cân không phải là một bệnh nhưng đó là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề về sức khỏe hay dinh dưỡng nào đó. Nhìn chung, những bé không tăng cân cơ thể sẽ không được nhận đủ lượng calo nạp vào để tăng trưởng. Ba mẹ cần phải tìm hiểu lý do vì sao bé ăn nhiều nhưng không tăng cân để sớm có các biện pháp cải thiện thích hợp.

Dưới đây là 7 lý do có thể khiến bé yêu của bạn ăn nhiều nhưng không tăng cân:

1. Bé ăn nhiều nhưng không đủ về lượng

Nhiều ba mẹ chỉ cho bé ăn đủ bữa nhưng không kiểm soát lượng thức ăn phù hợp, cho rằng bé ăn nhiều nhưng thực tế lại không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Khi trẻ lớn lên, dung tích dạ dày cùng với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng dần, do đó tùy theo độ tuổi mà mẹ cần điều chỉnh số bữa và lượng ăn trong mỗi bữa thích hợp.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa công thức là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Từ 6 tháng tuổi trở đi, con được làm quen với ăn dặm. Mẹ nên cho con ăn 1 - 2 bữa/ ngày rồi tăng dần đến 3 bữa/ ngày (từ 10 tháng), kết hợp với bữa phụ và vẫn đảm bảo lượng sữa. Từ 1 tuổi, nhu cầu về sữa của con cũng giảm dần, ăn dặm tăng lên.

2. Bé ăn nhiều nhưng không đủ về chất

Có rất nhiều ba mẹ thường cho con ăn theo sở thích mà không quan tâm đến cân bằng hàm lượng dinh dưỡng. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày trẻ nên được bổ sung từ 15 đến 20 loại thực phẩm khác nhau mới đủ các dưỡng chất để tăng cường sức khỏe và trí não. 

Nếu con chỉ ăn một số món yêu thích cố định, tuy có thể ăn được lượng nhiều nhưng vẫn không tăng cân và phải đối mặt với nguy cơ thiếu chất. Ví dụ nhiều ba mẹ cho rằng muốn con tăng cân thì bổ sung thật nhiều đạm nên cho con ăn nhiều thịt, cá, trứng… nhưng thực tế chất đạm chỉ cung cấp 13 - 20% nhu cầu của cơ thể. Thậm chí, nếu trẻ ăn quá nhiều chất đạm trong ngày sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, tạo gánh nặng cho gan, thận. Bữa ăn của con cần cân bằng 4 nhóm tinh bột - chất béo - chất đạm - chất xơ và bổ sung vitamin, khoáng chất; thực đơn và cách chế biến biến tấu linh hoạt để không bị nhàm chán. Đặc biệt, có nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà nếu thiếu hụt bé sẽ chậm tăng cân như: sắt, kẽm, vitamin B, …

Một trong những lý do khác khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân mặc dù ba mẹ đã xây dựng chế độ ăn cân bằng và đa dạng là do hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến thực phẩm. Có nhiều quan điểm sai lầm khi chế biến đồ ăn dặm cho con như nấu một nồi cháo dùng cả ngày, chỉ dùng nước hầm xương “ăn nước bỏ cái” để nấu cháo, trữ đông và rã đông thực phẩm không đúng cách hay hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần,... đều dẫn đến hao hụt nhiều dưỡng chất. Khi đó, bé ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân.

3. Bé ăn nhiều quá nhu cầu

Vì tâm lý muốn con ăn nhiều để tăng cân nên nhiều ba mẹ thường ép trẻ ăn mà không quan tâm đến nhu cầu thực sự của bé. Thực tế thì ở mỗi độ tuổi con sẽ có khả năng tiêu hóa thực phẩm khác nhau, mẹ ép con ăn quá nhiều sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nếu bé ăn quá nhiều không để tiêu hóa và hấp thu hết được, thức ăn thừa trong bụng sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… và sụt cân. Không chỉ vậy, việc này cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé, làm cho bé sợ ăn và trở nên biếng ăn.

Mẹ hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ có một nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thu khác nhau. Con của bạn có thể không ăn nhiều như những đứa trẻ khác nhưng không có nghĩa là chúng không được bổ sung đủ chất và không lớn. 

4. Bé ăn nhiều nhưng không đúng cách

Để con ăn tốt, nhiều gia đình có thói quen đưa con đi ăn rong, cho con xem tivi điện thoại khi ăn. Cách làm này có thể khiến con dễ dàng ăn một lượng nhiều thức ăn nhưng rất có hại cho trẻ. Khi con không tập trung vào bữa ăn, việc ăn trở nên thụ động làm hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả, một số men tiêu hóa không có tín hiệu để tiết ra và làm việc dẫn đến kém chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, thậm chí rối loạn tiêu hóa. Chưa kể với cách cho con ăn này không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày của con mà lâu dần con không cảm nhận được mùi vị thức ăn dẫn đến biếng ăn.

Một sai lầm nữa của ba mẹ là cách thiết lập lịch ăn uống cho con. Thay vì chia nhỏ các bữa, ba mẹ bận rộn lại có xu hướng cho con ăn nhiều vào một bữa nhất định, chưa kể nhịp độ và giờ giấc lộn xộn khiến cho hệ tiêu hóa của con không ổn định. Hậu quả là con ăn nhiều nhưng kém hấp thu dinh dưỡng nên không tăng cân.

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio

5. Bé quá hiếu động

Thực tế thì để con tăng cân phải đảm bảo nguyên tắc tổng lượng calo nạp vào lớn hơn lượng calo tiêu thụ. Ở những bé hiếu động có hoạt động thể chất nhiều, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tiêu hao năng lượng nhiều hơn nên lượng calo nạp vào gần như chỉ đủ cho nhu cầu vận động của bé. Do đó, dù bé ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân, tăng cân chậm.

6. Bé bị nhiễm ký sinh đường ruột

Các ký sinh trùng đường ruột như giun, sán khi ở trong cơ thể sẽ cạnh tranh thức ăn, dinh dưỡng với bé, nên hầu như cơ thể sẽ không hấp thu được dinh dưỡng mặc dù bé ăn nhiều. Trẻ 1 tuổi là có thể tẩy giun, từ 2 tuổi mẹ cần chú ý tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng 1 lần.

7. Bé gặp vấn đề về tiêu hóa và hấp thu

Nếu bé gặp các bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản táo bón, tiêu chảy, dị ứng và bất dung nạp thực phẩm, hay nôn trớ,... thì dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân vì không thể tiêu hóa lượng thức ăn nạp vào. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé trở nên biếng ăn, còi cọc, chậm lớn.

Một lý do khác khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân là loạn khuẩn đường ruột. Khi lợi khuẩn ít và yếu đi thì hoạt động của các vi khuẩn có hại gia tăng gây rối loạn và cản trở hấp thu dinh dưỡng.

Làm sao để cải thiện tình trạng bé ăn nhiều nhưng không tăng cân?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng lớn đối với quá trình phát triển của trẻ. Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân ba mẹ cần kiểm tra lại và điều chỉnh chế độ ăn đã xây dựng cho con, đảm bảo không phạm vào những lý do đã được đề cập ở trên. Dưới đây là một số giải pháp:

- Đa dạng thực đơn và cân bằng dinh dưỡng: 

Bữa ăn không chỉ cần đảm bảo về lượng mà còn cả chất. Ba mẹ ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đa dạng thực phẩm và cách chế biến để con luôn thấy hứng thú với bữa ăn. Nguyên tắc không thể bỏ qua là bữa ăn phải đủ và cân bằng 4 nhóm chất chính

- Chế biến thức ăn đúng cách: 

Ba mẹ cần chú ý ngay từ bước lựa chọn và sơ chế thực phẩm. Thực phẩm cho con luôn phải là đồ tươi sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh, lựa chọn phương pháp chế biến thích hợp và tránh các sai lầm để không bị hao hụt quá nhiều dinh dưỡng. Ví dụ với bé ăn dặm từ 6 - 12 tháng thì hấp và luộc là phương pháp chế biến đơn giản mà đảm bảo dinh dưỡng nhất. Mẹ nên hấp hay luộc với lượng nước ít nhất, sau đó nước luộc có thể trộn cùng với đồ ăn hay cháo để xay.

- Hạn chế các thực phẩm khó tiêu và dễ dị ứng: 

Hệ tiêu hóa của con còn yếu nên những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ tốt hơn. Đặc biệt trong quá trình làm quen với thức ăn dặm, những thực phẩm như cá, trứng, các loại hạt,... đều là loại dễ gây dị ứng thì mẹ cần cho con dùng thử ít một và quan sát phản ứng của con rồi mới tăng lượng lên dần dần

- Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: 

Như đã đề cập ở trên, ba mẹ cần rèn cho con tập trung vào bữa ăn, không ép con, không dụ con bằng ti vi, điện thoại hay cho ăn rong. Thời gian biểu cho trẻ ăn dặm cần được sắp xếp hợp lý, đặc biệt mẹ không con ăn vặt quá nhiều hoặc ăn vặt gần bữa chính.

Bổ sung các vi khoáng từ Scumin & Smarty cho bé ăn nhiều nhưng không tăng cân 

Duy trì một chế độ ăn khoa học và lành mạnh cho con luôn là ưu tiên hàng đầu của ba mẹ để cải thiện tình trạng bé ăn nhiều nhưng không tăng cân. Nhưng với ba mẹ bận rộn hay các bé đang tập ăn dặm, ăn uống không tốt mà mong muốn sớm cải thiện thì Scumin & Smarty là giải pháp hữu hiệu. Bộ đôi Scumin và Smarty được nghiên cứu phát triển và ra đời dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, bổ sung đầy đủ các vi khoáng sinh học giúp con ăn uống ngon miệng, tăng cường chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, từ đó tăng cân đạt chuẩn. Tiêu biểu là thành phần kẽm hữu cơ sinh học từ mầm đậu đen, sắt hữu cơ sinh học từ mầm đậu đen, bộ vitamin nhóm B và C, EX-CUMIN® độc quyền từ tinh chất nghệ kết hợp cùng với lysin và các dưỡng chất quý, giúp ba mẹ xóa tan nỗi lo bé lười ăn hay bé ăn nhiều mà không tăng cân. 

Với thành phần 100% từ tự nhiên, ứng dụng công nghệ Bio Organic Hoa Kỳ, khả năng hấp thu của các vi khoáng sinh học lên tới 95%, không để lại tồn dư, vô cùng an toàn và lành tính với trẻ nhỏ. Do đó, Scumin & Smarty được những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu (PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, Ths. BS Lê Thị Hải) đánh giá cao và hàng nghìn mẹ bỉm sữa tin dùng.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bộ đôi sản phẩm Scumin và Smarty hay giải đáp bất cứ thắc mắc nào gặp phải về vấn đề sức khỏe của con, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé