vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

7 thử thách bố mẹ hay gặp khi cho bé ăn dặm

27/11/2020   1999 lượt xem

Thời điểm bắt đầu được 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt tập ăn dặm, làm quen với mùi vị và kết cấu của nhiều loại thực phẩm khác nhau, phát triển răng và hàm, xây dựng các kỹ năng giúp bé tập nói dễ dàng hơn. Có bạn rất “dễ", mẹ cho ăn món nào sẽ tiếp nhận món đó. Nhưng có những bạn lại gặp nhiều trở ngại hơn ngay từ lần đầu, không chịu ăn hoặc kén ăn hơn, thậm chí hay bị dị ứng thực phẩm ngoài sữa mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các mẹ tìm hiểu cũng như đưa ra giải pháp cho 7 thử thách bố mẹ hay gặp nhất trong giai đoạn phát triển quan trọng này của con. 

1. Trẻ từ chối thức ăn

Trẻ có thể từ chối thức ăn vì nhiều lý do: No, mệt, mất tập trung hoặc ốm. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng quá nhiều mà hãy để bé ăn khi bé đói, đừng ép bé phải ăn khi thể chất và tinh thần của bé không thực sự sẵn sàng. Nếu bé ngoáy vào thìa, quay đi hoặc ngậm chặt miệng tức là bé đã ăn đủ. Chỉ cần đảm bảo rằng em bé ăn thức ăn lành mạnh và hạn chế đồ ăn vặt. Mẹ hãy tin rằng con tự biết mình cần ăn bao nhiêu và đừng bao giờ ép mẹ ăn. Điều này dễ làm cho bé cảm thấy chán ghét mỗi khi đến bữa. 

2. Không dễ dàng tiếp nhận món mới

Em bé nào cũng sẽ mất một khoảng thời gian để làm quen với những món mới. Chúng sẽ tự chọn lựa cho mình món mình thích. Mẹ có thể giúp bé chấp nhận thức ăn mới dễ dàng hơn bằng cách bày biện món mới cùng món khoái khẩu của bé, ví dụ như cà rốt xay nhuyễn và khoai lang nghiền, khoai tây nghiền và khoai lang nghiền. Sau đó, bắt đầu cho bé ăn 1-2 thìa rất nhỏ. Nếu bé từ chối, đừng phản ứng thái quá. Đến bữa sau, mẹ lại cho bé trải nghiệm thêm. 

> XEM THÊM:

- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

- Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường

- Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

3. Bé kén chọn, kén ăn

Lời than thở của nhiều bậc cha mẹ luôn là con mình kén ăn, biếng ăn, trong khi chưa hiểu rõ nguyên do dẫn đến tình trạng này của trẻ. Thực chất, khi trẻ kén chọn thức ăn (hoặc biếng ăn), rất có thể trẻ đang mọc răng, ốm, mệt mỏi, chưa sẵn sàng hành trình ăn dặm, hoặc không muốn ăn nhiều món như thế. Lúc này, mẹ hãy để bé ăn những món bé thích, ăn vừa phải và tạo không khí thoải mái vui tươi cho bé.

4. Nôn trớ ở trẻ

Nôn trớ thường xuất hiện từ trẻ sơ sinh cho đến độ tuổi ăn dặm, số lượng chất nôn không nhiều, chủ yếu là thức ăn chưa tiêu hoặc đang tiêu hóa một phần, hoặc đàm nhớt. Nếu mẹ nhận thấy bé hay bị nhợn ói hoặc thường xuyên né tránh việc ăn thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng chán ăn tâm lý. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cử trong ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ khối lượng thức ăn cần thiết. Cho bé ăn từng miếng nhỏ, dễ nuốt. Sau khi trẻ ăn hoặc bú xong không nên đặt trẻ nằm xuống ngay, thay vào đó là để trẻ chơi đùa nhẹ nhàng 10 - 15 phút.

5. Trẻ ăn uống lộn xộn

Nếu mẹ nhận thấy thức ăn vương vãi trên sàn nhà hay trên tóc của bé thì đây là một tín hiệu đáng mừng, cho biết bé đang bắt đầu trở nên tự lập hơn trong việc ăn uống. Vào khoảng 9 tháng tuổi, nhiều bé đã muốn kiểm soát thời gian và nơi chúng muốn ăn. Mặc dù mớ hỗn độn mà bé gây ra khi ăn có thể đem lại nhiều phiền toái và khó khăn đối với các bậc cha mẹ, tuy nhiên đây thực sự là một bước ngoặt quan trọng cho việc học tập, phát triển và tự lập ở trẻ.

6. Dị ứng và không dung nạp thực phẩm

Theo thống kê, có tới 8% trẻ em bị dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm tiêu chảy, phát ban, nôn mửa, hoặc đau dạ dày đột ngột. Nhìn chung, trẻ em có thể bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, ví dụ như trứng, sữa, đậu nành, các loại hạt, lúa mì, và đặc biệt là những loại động vật có vỏ. Bên cạnh đó, tình trạng không dung nạp thực phẩm cũng là một mối lo ngại hàng đầu ở trẻ nhỏ, thậm chí phổ biến hơn so với dị ứng, gây ra các triệu chứng như đầy hơi và đau bụng. Nếu bé có nguy cơ cao bị dị ứng hay không dung nạp thực phẩm, mẹ nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để xét xét kỹ lưỡng thực phẩm nào là an toàn đối với bé.

7. Trào ngược dạ dày hoặc ói mửa

Trào ngược dạ dày xảy ra khi thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản của em bé. Để giúp kiểm soát trào ngược dạ dày, mẹ nên cho trẻ ăn ít hơn hoặc chậm hơn một chút trong mỗi bữa ăn; thay hoặc nới lỏng tã cho em bé; giữ trẻ thẳng sau khi bú ít nhất 30 phút, hạn chế vận động vui chơi sau khi ăn no; Nâng cao đầu giường của trẻ bằng cách kê đệm (không phải gối hoặc thú nhồi bông) dưới đầu trẻ. 

Còn nôn mửa là khi thức ăn trào lên nhiều hơn, có thể do nhiều nguyên nhân - hệ tiêu hóa chưa trưởng thành, nhiễm trùng, thuốc men hoặc say tàu xe. Mặc dù tình trạng nôn mửa thường tự khỏi, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu trẻ có biểu hiện mất nước, nôn ra máu hoặc nôn nhiều trong vòng 24 giờ. Trẻ sơ sinh bị nôn nhiều có thể do hẹp môn vị, khiến thức ăn không thể chuyển vào ruột.

Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, vì thế nếu không nắm rõ được các vấn đề thường gặp khi cho bé ăn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Ba mẹ cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, có mùi vị khó ăn,... để trẻ luôn cảm thấy ngon miệng và không có cảm giác sợ khi đến các bữa ăn. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ăn dặm, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Webmd.com/

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé