Trị ho bằng lá tía tô là một cách chữa ho dân gian an toàn, hiệu quả. Áp dụng thường xuyên cách trị ho này sẽ giúp làm giảm ho, giảm đờm và thông cổ họng. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh, viêm họng và cảm cúm. Cách chữa ho này được các cụ thời xưa truyền lại cho con cháu như những kinh nghiệm xương máu, nhưng ngày nay với điều kiện phát triển của y học hiện đại với nhiều giải pháp Tây Y nên các phương pháp dân gian đang bị quên lãng. Nếu mẹ thích chăm sóc con bằng các giải pháp tự nhiên hạn chế sự can thiệp của thuốc tây thì bài viết dưới đây t
Lá tía tô quen thuộc với người dân Việt Nam, là loại cây không thể thiếu nếu như nhà nào có vườn cây. Nó là một loại rau gia vị thuộc họ Hoa môi, trong tiếng Pháp được gọi là Lamiaceae. Tía tô mang vị cay, mùi thơm, tính ấm. Nó thường được dùng để ăn kèm cùng với một số loại thực phẩm hoặc có thể dùng để nấu canh, chế biến thành trà. Theo y học cổ truyền, tía tô có tác dụng tán phong hàn, hóa đờm, lý khí… Vì thế, tía tô thường được dùng để chữa ho, kích thích quá trình tiêu hóa và cải thiện được chứng cảm mạo ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Một số nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, nước sắc từ lá tía tô có tác dụng kích thích mồ hôi, giải cảm, giảm sốt hiệu quả. Hoạt chất có trong tía tô có khả năng giảm dịch tiết của phế quản. Từ đây, đờm trong cổ họng của bé cũng được giảm đi, cải thiện chứng ho và thở khò khè.
> XEM THÊM: - Trị ho cho trẻ em không cần dùng thuốc - Top 6 bài thuốc chữa ho đờm đơn giản, dễ làm tại nhà - Chữa ho bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh đạt hiệu quả 100% Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhạy cảm và rất dễ gặp phải các tác dụng phụ khi dùng phương pháp điều trị bằng thuốc Tây. Do đó, khi trị ho bằng lá tía tô mẹ cần thực hiện đúng cách để phát huy được tác dụng, tránh rủi ro. Để trị ho cho trẻ nhỏ, các mẹ có thể sắc trà từ lá tía tô cho trẻ uống. Lá tía tô thường có mùi thơm dịu nhẹ, rất dễ uống. Nó có tác dụng làm cho vùng cổ họng dịu cơn đau, giảm khát, giảm ho và làm loãng đờm. Khi dùng trà tía tô cho trẻ, các mẹ nên kết hợp với một chút đường phèn hoặc mật ong và gừng để tăng tác dụng điều trị. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Mẹ rửa sạch lá tía tô, đem phơi khô. Khi lá đã khô thì để lá vào tách trà, đổ khoảng 200ml nước đã đun sôi vào. Bước 2: Hãm trà trong vòng 15 - 20 phút. Cho thêm đường phèn vào. Cho trẻ uống khi trà còn ấm và uống nhiều lần trong ngày để bệnh nhanh khỏi hơn. Khi dùng trà tía tô, mẹ không cho bé ăn kem hoặc dùng các thức ăn, đồ uống lạnh.
Trong trường hợp bé bị ho có đờm đặc quá nhiều, mẹ nên phối hợp lá tía tô với gừng tươi, pháp bán hạ và hạnh nhân. Bài thuốc này có sự kết hợp dược tính của các thảo dược nên giảm ho, tiêu đờm, giảm ngứa và đau rát cổ họng rất hiệu quả. Cách trị ho bằng lá tía tô cho trẻ thực hiện như sau: Bước 1: Mẹ chuẩn bị pháp bán hạ, hạnh nhân. Mỗi thứ nên chuẩn bị khoảng 12g. Chuẩn bị 8g lá tía tô và gừng tươi. Bước 2: Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị. Sau đó, sắc lên và cho bé uống. Mỗi ngày cho bé uống 1 - 2 lần cho đến khi giảm ho hoàn toàn. Ngoài 2 cách trị ho bằng lá tía tô trên thì mẹ cũng có thể áp dụng cách giảm ho, giải cảm với cháo tía tô và trứng gà. Cách nấu cháo tía tô trứng gà như sau: Bước 1: Chuẩn bị 40g gạo tẻ, 2 quả trứng gà, 10g lá tía tô tươi. Bước 2: Nấu cháo với 300ml nước. Bước 3: Sau khi cháo đã được chín nhừ, đập trứng gà vào nồi, khuấy đều. Đợi đến khi cháo sôi lần nữa thì cho lá tía tô đã thái nhỏ vào. Bước 4: Nêm nếm gia vị vừa rồi tắt bếp. Mỗi ngày cho bé ăn 2 - 3 lần, mỗi lần một bát nhỏ để giảm ho, trị sổ mũi nhanh chóng!
Dùng lá tía tô để trị ho rất an toàn. Biện pháp trị ho này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để có trị ho dứt điểm thì các mẹ nên nhớ một số điều sau: - Nếu tình trạng bé nghiêm trọng hơn thì cần đến khám bác sĩ. Áp dụng trị ho bằng tía tô ở trường hợp này thường không mang lại kết quả. Trong một số trường hợp còn có thể khiến bệnh biến chuyển xấu đi, gây hại đến chức năng hô hấp của bé. - Tác dụng trị ho của lá tía tô thường rất chậm. Mẹ nên kiên trì áp dụng cho bé trong vòng 3 - 5 ngày để thấy rõ hiệu quả nhất. - Nếu bé bị ho và sổ mũi, nghẹt mũi thì mẹ có thể dùng lá tía tô cùng với gừng, sả xông cho bé. Nó sẽ loại bỏ được dịch tiết hô hấp, giảm phù nề niêm mạc mũi hiệu quả. - Cách trị ho này không áp dụng cho trẻ sơ sinh. Bởi vì trẻ có thể bị tiêu chảy, dị ứng và bị đau bụng.
Trị ho bằng lá tía tô an toàn, mang đến hiệu quả, giúp bé bớt ho, bớt khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng lá tía tô có mùi vị nặng, có thể khiến cho bé khó chịu và không chịu uống. Nếu mẹ cũng đang lo lắng vấn đề này thì VHN Bio xin giới thiệu đến mẹ dòng sản phẩm Phyto-roxim® hỗ trợ điều trị ho, cảm cúm và viêm đường hô hấp cho trẻ… Đây là sản phẩm lành tính, có nguồn gốc 100% từ thực vật, an toàn cho cơ thể của bé và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng. Phyto-roxim® được nghiên cứu và sáng tạo với công thức bao gồm các thành phần EX-CUMIN®, Kẽm Bio - Organic, Selen Bio - Organic, Vitamin C, Gừng… Những thành phần này đều được chiết xuất từ thực vật, kết hợp với nhau theo một tỉ lệ đặc biệt đưa đến khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm… Phyto-roxim® có mùi vị dễ uống, không làm cho bé sợ hãi khi dùng. Với những công dụng tuyệt vời của mình, sản phẩm hiện đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ mỗi khi trẻ bị ho, cảm lạnh, thời tiết thay đổi… Để được hướng dẫn sử dụng Phyto-roxim® đúng tình trạng với liều lượng và liệu trình phù hợp, xin hãy kết nối với các dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio/ Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn Ngoài ra, bố mẹ có thể liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. 1. Trị ho bằng lá tía tô có thực sự hiệu quả?
2. Gợi ý cách trị ho bằng lá tía tô cho bé đúng cách
2.1 Trị ho cho bé bằng trà lá tía tô
2.2. Trị ho có đờm cho bé bằng lá tía tô
2.3. Trị ho bằng lá tía tô và trứng gà
3. Những điều mẹ cần nắm chắc khi trị ho bằng lá tía tô cho bé
4. Trị ho cho bé nhanh chóng nhờ Phyto-roxim®
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé