vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

8 giai đoạn dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của bé

26/11/2020   2248 lượt xem

Chúng tôi tin rằng bất kỳ cha mẹ não cũng mong muốn con mình được trải nghiệm chế độ dinh dưỡng đủ chất và an toàn. Qua mỗi thời điểm, bé sẽ có sự thay đổi về cả thể chất lẫn khẩu vị. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ nắm rõ hơn các cột mốc ăn uống quan trọng trong quá trình phát triển của bé, để hiểu và áp dụng đúng thực đơn cho từng giai đoạn. 

 

1. Giai đoạn 1 - Tập ăn dặm

Hầu hết các bác sĩ và chuyên gia tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đều khuyến nghị rằng nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi chúng ở độ tuổi từ 4 đến 6 tháng. Khi đó, trẻ bắt đầu mất phản xạ lực đẩy lưỡi hoặc phản xạ đùn lưỡi, đây là điều rất quan trọng để hút vú hoặc bình khi chúng còn nhỏ, nhưng lại cản trở cho việc ăn.

Trẻ ở độ tuổi này có thể tự ngẩng đầu lên một cách độc lập và ngẩng cao cổ. Nếu bé có thể tự ngồi với sự hỗ trợ của người lớn cùng với việc thể hiện sự quan tâm của bé đến các loại thực phẩm mà người lớn ăn, thì đây là thời điểm tốt nhất cho bé làm quen với thức ăn và chuẩn bị bắt đầu cho giai đoạn ăn dặm. Trong trường hợp bé được bú mẹ hoàn toàn, thì nên đợi đến khi bé được 6 tháng mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

> XEM THÊM:

- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

- Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường

- Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

2. Giai đoạn 2 - Chuyển từ thức ăn dạng lỏng sang dạng nghiền

Bắt đầu cho bé ăn dặm với bữa ăn loãng để bé có thể làm quen với thực phẩm mới, đồng thời cũng giúp bé tiếp nhận và xử lý thực phẩm có kết cấu đặc hơn. Sau đó chuyển dần sang dạng nghiền. Mẹ nên giới thiệu các món mới một cách từ từ. Khởi đầu tốt nhất là chuối nghiền hoặc bơ nghiền. Có thể sử dụng các loại thực phẩm dành cho bé có bán sẵn tại các siêu thị. Tiếp đó, từ giai đoạn nhuyễn mịn chuyển sang giai đặc hơn một chút và sau đó là đậm đặc (lúc này bé khoảng 9 tháng tuổi).

3. Giai đoạn 3 - Bé có thể ngồi thẳng trên ghế chuyên dụng

Ở giai đoạn này, bé có thể ngồi thẳng trên ghế với sự hỗ trợ, tự giữ vững được đầu và cổ của mình. Để bé ngồi vững trên một chiếc ghế cao, ba mẹ cần tuân thủ nguyên tắc an toàn cho bé: thắt dây an toàn giúp cố định cột sống của bé, không bị ngả người sang hai bên. Điều này cũng giúp bé tập trung trong quá trình ăn. Hơn nữa, mẹ sẽ chuẩn bị đồ ăn tập trung hơn khi không phải quá lo lắng về tư thế ngồi của bé.

4. Giai đoạn 4 - Bé bắt đầu cầm, nắm thức ăn

Các bé trong độ tuổi từ 7 đến 11 tháng thường ra tín hiệu cho người lớn biết rằng chúng muốn ăn những món ăn khác bằng cách tự cầm hoặc nắm thức ăn để ăn. Hầu hết mẹ có thể cho bé ăn những thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng và có kết cấu mềm được nghiền hoặc thái nhỏ: mì ống thái hạt lựu, cà rốt, đậu Hà Lan, bí xanh, thịt gà hoặc thịt mềm nhỏ bằng hạt đậu. Các loại ngũ cốc tròn nhỏ không đường và bánh mì ngũ cốc cũng là một lựa chọn tốt. Tránh cho bé ăn nho, xúc xích (thậm chí cắt nhỏ), các loại hạt và kẹo cứng vì những đồ này rất dễ làm bé bị hóc, nếu không xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Khi bé ở độ tuổi này, ba mẹ nên khuyến khích bé sử dụng tay cầm nắm thực phẩm để chúng khám phá, tiếp nhận thức ăn dễ dàng hơn. 

5. Giai đoạn 5 - Bé bắt đầu dùng thìa

Gần như ngay khi bé thích nghi với việc được cho ăn bằng thìa, thì chúng sẽ muốn tự cầm lấy thìa và cho vào miệng. Hầu hết các em bé không phải học cách sử dụng một chiếc thìa hiệu quả cho đến khi được 12 tháng tuổi. Vì vậy, với những em bé nhỏ hơn mà có quan tâm đến hoạt động của chiếc thìa thì hãy để bé thử luyện tập. Hãy thử để bé dùng thìa mềm trước. Như vậy, bé sẽ quen với việc tự cầm thìa và nếu bị lấy lại chiếc thìa bé sẽ phản ứng lại ngay. Khi mẹ nghĩ rằng bé đã thực sự có thể sử dụng thìa để đưa thực phẩm vào miệng, mẹ nên thử các loại thực phẩm có độ kết dính hơn để bé tập luyện như sữa chua, phô mai, khoai tây nghiền... 

6. Giai đoạn 6 - Bé bắt đầu thử ăn các thực phẩm có khả năng dị ứng cao

Các bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên nên đợi cho đến khi bé ít nhất 1 tuổi mới cho ăn một thực phẩm được coi là dễ gây dị ứng, chẳng hạn như trứng hoặc cá. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại không chứng minh được bất kỳ lợi ích nào khi chờ đợi qua một tuổi mới cho bé làm quen với những loại thực phẩm này, trừ khi trong gia đình có tiền sử bị dị ứng thực phẩm hoặc các lý do khác. Không có bằng chứng nào cho thấy việc để trẻ dưới 1 tuổi ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao khiến trẻ dễ bị dị ứng sau này hơn. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cho biết quá trình làm quen sớm của bé đối với những thực phẩm này là tốt cho bé. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyến cáo cẩn thận với động vật có vỏ và đậu phộng. Vì những phản ứng dị ứng của các loại thực phẩm này đặc biệt nguy hiểm cho bé.

7. Giai đoạn 7 - Bé bắt đầu uống nước

Bé không cần nước trong 6 tháng đầu đời. Tất cả lượng nước cần thiết đều đến từ sữa mẹ hoặc sữa bột công thức. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không nên cho uống bất kỳ loại nước nào, bởi vì trẻ ở độ tuổi này dạ dày nhỏ và nước rất dễ lấp đầy dạ dày của bé. Bé nên được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ sữa để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bé được khoảng 9 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé bắt đầu uống nước bằng cốc cùng với bữa ăn.

8. Giai đoạn 8 - Bé tự ăn hoàn toàn

Làm chủ việc ăn uống cùng với các đồ dùng như thìa, dĩa, đũa là một quá trình lâu dài đối. Hầu hết các bé sẽ sử dụng ổn khi được 1 tuổi. Vậy nên, ba mẹ hãy động viên, khích lệ bé thực hành những đồ dùng này một cách cẩn trọng, an toàn nhất. 

Khoảng thời gian 12 tháng đầu đời vô cùng quan trọng với bé. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn đa dạng và đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn tăng dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt, đặc, từ mịn đến thô, từ một đến nhiều nhóm thức ăn. Cho bé ăn ĐÚNG ĐỘ TUỔI, chế biến thức ăn phù hợp theo tuổi, dùng chén muỗng nhiều màu sắc, hình thù ngộ nghĩnh để thu hút bé. 

Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé ăn dặm, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Webmd.com/

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé