vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

9 dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo cơ thể thiếu đồng

29/10/2020   4966 lượt xem

Đồng là một vi khoáng chất thiết yếu, có nhiều vai trò trong cơ thể. Nó giúp duy trì các quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sự chắc khỏe của hệ cơ xương và đảm bảo sự hoạt động tốt của hệ thần kinh. Thiếu hụt đồng trong cơ thể có thể gây nên nhiều ảnh hưởng cho cơ thể. Các nguyên nhân thiếu đồng có thể do chế độ ăn không cung cấp đủ, bệnh celiac, phẫu thuật ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, hay hấp thu nhiều kẽm cạnh tranh với đồng để được hấp thu. Cùng tìm hiểu 9 dấu hiệu và triệu chứng của việc thiếu đồng qua bài viết dưới đây.

1. Mệt mỏi và suy nhược

Thiếu đồng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra mệt mỏi và suy nhược của cơ thể. Đồng có vai trò cần thiết trong việc thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt ở ruột. Khi thiếu hụt đồng, cơ thể sẽ hấp thụ sắt ít hơn. Điều này có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt – đây là tình trạng cơ thể không mang đủ oxy đến các mô. Thiếu oxy khiến cơ thể thấy yếu và mệt mỏi hơn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu đồng có thể gây ra bệnh thiếu máu. Ngoài ra, các tế bào sử dụng đồng để tạo ra adenosine triphosphate (ATP), nguồn năng lượng chính của cơ thể. Thiếu hụt đồng có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng ATP khiến cơ thể không đủ năng lượng hoạt động, càng cảm thấy mệt mỏi hơn.

2. Thường xuyên đau ốm

Những người bệnh thường xuyên có thể bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu đồng. Bởi đồng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Khi hàm lượng đồng thấp hơn nhu cầu, cơ thể sẽ khó tạo ra các tế bào miễn dịch, làm giảm đáng kể số lượng bạch cầu, ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

3. Xương yếu và giòn

Loãng xương được đặc trưng bởi tình trạng xương yếu, giòn và dễ gãy hơn. Tình trạng loãng xương gắn liền với tuổi tác và có sự liên quan đến thiếu hụt đồng.

Một phân tích của tám nghiên cứu bao gồm hơn 2100 người đã phát hiện ra rằng, những người loãng xương có lượng đồng thấp hơn những người khỏe mạnh.

Đồng tham gia vào quá trình tạo ra các liên kết chéo bên trong xương. Những liên kết này đảm bảo giúp xương luôn khỏe mạnh và chắc chắn. Đồng thời, đồng khuyến khích cơ thể tạo ra các nguyên bào xương – đây là những tế bào giúp sản sinh các tế bào xương, định hình và củng cố mô xương.

4. Các vấn đề trí nhớ và học tập

Thiếu đồng có thể khiến việc học và ghi nhớ trở nên khó khăn hơn. Lý do là bởi đồng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng và sự phát triển của não. Đồng được sử dụng bởi các enzyme giúp cung cấp năng lượng cho não, hỗ trợ hệ thống phòng thủ của não và chuyển tiếp tín hiệu đến cơ thể.

Thiếu hụt đồng có liên quan đến các bệnh làm chậm sự phát triển của não hoặc ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và ghi nhớ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh Alzheimer có ít đồng hơn tới 70% trong não so với những người không mắc bệnh.

5. Khó khăn trong đi lại

Những người thiếu đồng khó có thể đi lại đúng cách. Các enzyme sử dụng đồng trong việc hoàn thiện các chức năng và cấu trúc của tủy sống. Nhờ vậy, tín hiệu được chuyển tiếp một cách hiệu quả. Trên thực tế, nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng thiếu đồng có thể làm giảm khả năng cách điện của tủy sống lên tới 56%.

Đi bộ được điều chỉnh bởi các tín hiệu giữa não và cơ thể. Khi những tín hiệu bị ảnh hưởng, sự thiếu hụt đồng có thể gây ra sự mất phối hợp và không ổn định giữa não và cơ thể, từ đó ảnh hưởng trong việc di chuyển, đi không vững.

6. Cơ thể nhạy cảm với lạnh

Những người bị thiếu đồng có thể cảm thấy nhạy cảm hơn khi nhiệt độ lạnh.

Đồng và các khoáng chất khác như kẽm có tác dụng duy trì chức năng tuyến giáp một cách tối ưu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ T3 và T4 của hormon tuyến giáp có liên quan chặt chẽ đến hàm lượng đồng trong cơ thể. Khi đồng trong máu thấp, hormone tuyến giáp cũng sẽ giảm. Kết quả là tuyến giáp có thể hoạt động không hiệu quả.

Tuyến giáp giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và sản xuất nhiệt trong cơ thể. Nếu mức độ hormone tuyến giáp thấp có thể khiến cơ thể dễ cảm thấy lạnh hơn. Người ta ước tính rằng hơn 80% người có mức hormone tuyến giáp thấp cảm thấy nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.

7. Da nhợt nhạt

Màu sắc da được quyết định bởi sắc tố melanin. Những người có làn da sáng hơn thường có ít sắc tố melanin hơn. Thiếu đồng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sắc tố này, từ đó khiến da trông nhợt nhạt hơn.

8. Tóc bạc sớm

Màu tóc cũng bị ảnh hưởng bởi sắc tố melanin. Mức độ đồng thấp có thể ảnh hưởng đến sự hình thành melanin, khiến tóc bạc sớm.

9. Mất thị lực

Mất thị lực là tình trạng nghiêm trọng, chỉ xảy ra khi thiếu hụt đồng lâu dài.

Đồng được các enzyme sử dụng hiệu quả đảm bảo hệ thần kinh hoạt động tốt. Nếu thiếu đồng có thể gây ra các vấn đề đối với hệ thần kinh, bao gồm việc mất thị lực.

Mất thị lực do thiếu đồng phổ biến hơn ở những người đã được phẫu thuật đường tiêu hóa, ví dụ như cắt bỏ dạ dày. Do việc phẫu thuật đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ đồng của cơ thể.

Có rất nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng đồng cao. Trong khí đó, cơ thể chỉ cần một lượng đồng nhỏ, đáp ứng lượng khuyến nghị hằng ngày (RDI) là 0.9mg/ngày

Một số loại thực phẩm như:  gan bò nấu chín, hàu, tôm hùm, gan cừu, mực nấu, socola đen, yến mạch thô, hạt mè rang, hạt điều sống, hạnh nhân,… Chỉ cần ăn một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp bạn đáp ứng đủ lượng đồng để duy trì mức độ trong máu khỏe mạnh.

Thiếu đồng là rất hiếm do có rất nhiều loại thực phẩm giàu đồng. Nếu bạn lo lắng về hàm lượng đồng trong cơ thể, hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra nồng độ đồng trong máu tốt nhất.

Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Đồng thời, phát hiện những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của thiếu đồng bao gồm mệt mỏi và suy nhược, thường xuyên ốm đau, xương yếu và giòn, các vấn đề về trí nhớ và học tập, đi lại khó khăn, tăng nhạy cảm với lạnh, da xanh xao, tóc bạc sớm và giảm thị lực.

Để biết cách bổ sung đồng hay lựa chọn các thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung đồng tốt nhất cho cả gia đình, hãy kết nối ngay với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của Viện Dinh dưỡng VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, bạn có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Healthline.com

 

Bài viết liên quan

MÁCH MẸ 05 GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM VIÊM PHẾ QUẢN CHO BÉ

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi,  thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát  cho con nhé.

 

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé