Khi trẻ bước sang tháng thứ 10, thực đơn ăn dặm của bé đã đa dạng hơn. Khả năng ăn thô cũng tốt hơn nên bé đã có thể ăn được những loại thức ăn của ba mẹ. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho mẹ lịch ăn dặm đúng cách cho bé 10 tháng tuổi để ba mẹ biết cách phối hợp món ăn cho bé.
Khi trẻ được 10 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được các loại rau, ngũ cốc, sữa chua không đường, phô mai, thịt,... đồng thời bé vẫn cần nguồn cung cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hầu hết các mẹ ở độ tuổi này đều đã mọc được 4 chiếc răng, có thể cắn được nhưng chưa nhai được. Do vậy, mẹ nên chọn các loại thức ăn mềm để bé có thể nghiền nát thức ăn bằng răng cửa và nướu trước.
Trẻ 10 tháng tuổi gần như có thể ăn những loại thức ăn tương tự như người trưởng thành. Mẹ chú ý bổ sung đầy đủ thức ăn ở tất cả các nhóm khác nhau, bổ sung thêm trái cây, hoa quả, sữa chua cho bé. Giai đoạn này, ba mẹ có thể tập cho bé kỹ năng tự bốc và xúc thức ăn. Trong những lần đầu tập xúc ăn, bé có thể vụng về làm vung vãi thức ăn. Lúc này, cha mẹ cần kiên nhẫn với con. Dần dần con cũng sẽ phát triển được kỹ năng phối hợp tay và mắt, tạo cho bé khả năng tự lập.
Với bé 10 tháng tuổi, mẹ nên tăng số bữa ăn dặm lên 3 - 4 bữa/ngày, xen kẽ giữa các bữa ăn là 1 cữ sữa. Bé nên được bổ sung từ 700ml - 950ml sữa mẹ hoặc sữa công thức một ngày.
> XEM THÊM:
- Bổ sung vi dưỡng chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, lớn khỏe
- Hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ
- Bí quyết ăn dặm hợp lý mẹ cần thuộc nằm lòng
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
- Rau nấu chín: đậu Hà Lan, cải bó xôi, cà rốt, khoai tây, bí, khoai lang,...
- Thịt, gia cầm, cá đã được hầm mềm, cắt nhỏ
- Lòng đỏ trứng
- Các loại thực phẩm giàu tinh bột: bánh mì, mì ống
- Các loại hạt, ngũ cốc
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm 10 tháng tuổi, mẹ cũng nên chú ý tránh cho bé ăn các loại thực phẩm sau:
- Hoa quả để nguyên miếng
- Thịt dai, khó nhai, miếng to
- Bỏng ngô, các loại hạt
- Mật ong
- Sữa bò
- Các loại bánh, kẹo, nước ngọt
- Lòng trắng trứng
Mẹ hãy duy trì thực đơn của con với 3 bữa 1 ngày, mỗi bữa ăn cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Không giống với ăn dặm ở những giai đoạn đầu, trẻ đến 10 tháng tuổi cần được chế biến các món ăn đặc hơn, có thể bắt đầu cho bé tập ăn thô để bé học nhai thức ăn.
Tuyệt đối không bế ăn rong, cho xem điện thoại, tivi hay chơi đồ chơi trong bữa ăn. Mẹ nên cho bé ngồi vào ghế ăn dặm để tập thói quen ăn uống lành mạnh cho bé.
Song song với bữa chính, mẹ nên có thể 2 bữa phụ đan xen để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé. Một số món ăn phụ cung cấp dinh dưỡng cho bé: sữa chua, váng sữa, trái cây,....
Chuẩn bị:
20g khoai lang
1 quả trứng gà
1 thìa cà phê dầu oliu
Cháo trắng
Cách chế biến:
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ rồi cho vào đun cùng cháo trắng
- Khi cháo và khoai lang đã chín mềm, mẹ đập trứng gà lấy lòng đỏ rồi cho vào nồi, khuấy đều.
- Để cháo sôi thêm 3 - 4 rồi tắt bếp.
- Cho 1 thìa cà phê dầu oliu trộn vào cháo, để nguội một chút rồi múc ra bát cho bé ăn.
Chuẩn bị:
Cháo trắng
30g thịt heo
30g rau ngót
1 thìa cà phê dầu oliu
Cách chế biến:
- Rau ngót rửa sạch rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.
- Thịt heo băm nhỏ, đun cùng cháo trắng, khuấy đều. Đợi sôi khoảng 5 phút để thịt chín nhừ.
- Cho rau ngót vào cháo, khuấy đều, đun thêm khoảng 2 - 3 phút
- Cho 1 thìa dầu oliu vào cháo, đợi nguội một chút rồi múc ra bát.
Chuẩn bị:
40g yến mạch
25g cá hồi
20g bí đỏ
1 hộp sữa tươi không đường
Cách chế biến:
- Yến mạch rửa sạch, ngâm nước trong 5 - 7 phút cho mềm
- Cá hồi rửa sạch, bỏ da, ngâm trong sữa tươi không đường khoảng 20 phút.
- Hấp cá với gừng cho bớt tanh, cá chín đem gỡ thịt và băm nhỏ
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, nghiền nhỏ
- Cho yến mạch vào nồi đun với nước.
- Khi yến mạch sôi thì cho cá hồi, bí đỏ rồi đun thêm 5 phút thì tắt bếp. Đợi nguội một chút rồi múc ra bát cho bé ăn.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đủ cho mẹ kiến thức ăn dặm đúng cách cho bé 10 tháng tuổi. Nếu như mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về kiến thức ăn dặm cho bé, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé