Để một thai kỳ khỏe mạnh, người mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài 4 nhóm thực phẩm chính được bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, mẹ cần bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng cho bà bầu để giúp con khỏe mạnh, thông minh và phát triển tốt. Vậy bà bầu uống vi chất dinh dưỡng như thế nào? Sau đây Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ chỉ cho mẹ các loại vi chất cần bổ sung cho thai nhi phát triển tốt.
Acid folic là vi chất cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Ngoài vai trò thúc đẩy quá trình tạo máu, acid folic còn giúp quá trình phân chia tế bào xảy ra bình thường, đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu người mẹ không bổ sung acid folic trong thời gian mang thai, mẹ rất dễ bị thiếu máu hồng cầu, gây nguy cơ sảy thai, sinh non, thai nhị bị suy dinh dưỡng, khuyết tật.
Nhu cầu acid folic của thai phụ là khoảng 400mcg mỗi ngày. Acid folic chứa nhiều trong các loại thực phẩm như: cà chua, gan động vật, các loại rau màu xanh thẫm,.... Mẹ có thể bổ sung bằng các loại thuốc chứa acid folic để cung cấp đủ hàm lượng cho cơ thể.
> XEM THÊM:
- Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng và 5 điều mẹ cần phải biết!
- Tại sao bà bầu cần tăng sức đề kháng? Ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu?
- Danh sách những thực phẩm tăng sức đề kháng của bà bầu vào mùa lạnh
Sắt là nguyên tố vô cùng cần thiết trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh của người mẹ. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ sắt sẽ gây ra những vấn đề như sau:
Đối với người mẹ: gây thiếu máu hồng cầu, nguy cơ sảy thai, chết lưu, băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn sau sinh,....
Đối với thai nhi: Trẻ nhẹ cân, suy giảm trí tuệ, thiếu máu sau sinh,....
Nhu cầu sắt của bà bầu là khoảng 60mg mỗi ngày. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, sò, ốc, ngũ cốc, rau bina, rau dền,....
Canxi rất cần thiết cho sự phát triển khung xương của thai nhi. Nếu cơ thể người mẹ không được cung cấp đầy đủ canxi sẽ khiến cơ thể rút bớt canxi từ người mẹ để bù lại lượng thiếu cho thai nhi, dẫn đến đau nhức xương, răng dễ vỡ, trẻ sinh ra dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng,....
Nhu cầu canxi của mẹ bầu là khoảng từ 800mg-1000mg mỗi ngày, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ và thời kỳ cho con bú sẽ cần đến 1500mg mỗi ngày. Sữa, tôm, cua, cá,...là những thực phẩm chứa nhiều canxi mà mẹ có thể bổ sung cho cả mẹ và bé.
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết trong suốt thai kỳ, tác động đến cả mẹ và bé.
Đối với người mẹ: Kẽm giúp duy trì hoạt động miễn dịch, cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ trong quá trình sản xuất nhau thai, ngăn ngừa nhiễm trùng cổ tử cung,....
Đối với thai nhi: Thúc đẩy tăng trưởng tế bào, tăng cường sản xuất hoạt động DNA, giúp phát triển chức năng não, cung cấp hỗ trợ cấu trúc cho các protein tạo ra các tế bào, giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Nếu người mẹ không cung cấp đủ kẽm cho cơ thể sẽ dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nhu cầu kẽm cho mẹ bầu là 15mg/ngày, mẹ có thể bổ sung bằng cách sử dụng các loại viên uống hoặc qua nguồn thực phẩm từ thịt, hải sản, bí ngô, hạt điều,....
Iod đóng một vai trò rất quan trọng đến cơ thể con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Iod tác động đến tuyến giáp để sản xuất hormone, giúp cơ thể tăng trưởng và trao đổi chất cho cơ thể. Phụ nữ mang thai cần nhu cầu iod cao hơn 50% so với người bình thường để đáp ứng cho nhu cầu hormone tuyến giáp của mẹ và bé. Sau khi sinh, các hormone tuyến giáp tiếp tục được chuyển cho em bé thông qua sữa mẹ, đảm bảo hệ thống não và thần kinh của bé phát triển.
Thiếu iod sẽ làm cho tuyến giáp tăng nhanh về kích thước, gây phì đại tuyến giáp, bướu cổ, mệt mỏi, trầm cảm,.... Đồng thời, việc việc thiếu iod còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Phụ nữ thiếu iod sẽ có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu, gây ra các khuyết tật thai nhi như liệt tay chân, nói ngọng, lé, điếc,....
Nhu cầu iod cần thiết cho người mẹ một ngày từ 175mcg - 200mcg, được cung cấp trong các nguồn thực phẩm như cá biển, rong biển, sò, muối có hàm lượng iod cao,.....
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Vitamin A có tác dụng toàn thân, đặc biệt là với một số cơ quan chuyên biệt và sự phát triển đến xương của thai nhi. Thiếu Vitamin A ở thai phụ là nguyên nhân gây ra tổn thương giác mạc, khô mắt, ảnh hưởng thị giác, nguy cơ dẫn đến mù vĩnh viễn,....
Nhu cầu Vitamin A của phụ nữ mang thai mỗi ngày là 600mcg/ngày. Nguồn thực phẩm cung cấp Vitamin A từ trứng, sữa, gan, rau xanh, cà rốt, bí đỏ,.... Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tránh bổ sung quá nhiều Vitamin A để tránh gây dị dạng thai nhi.
Vitamin D rất cần thiết trong quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Thiếu Vitamin D gây ra tình trạng còi xương ở trẻ nhỏ ngay từ trong bụng mẹ. Một ngày, nhu cầu Vitamin D của bà bầu là khoảng 800UI/ngày. Người mẹ có thể tăng cường Vitamin D bằng cách tắm nắng, bổ sung từ nguồn thực phẩm như cá, bơ, trứng, sữa,.... Bà bầu cũng có thể bổ sung thêm các loại viên uống Vitamin D.
Vitamin B1 rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa gluco, gluxit. Thiếu hụt Vitamin B1 gây rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và ngoại vi bị tổn thương. Nếu tình trạng thiếu hụt Vitamin B1 kéo dài sẽ dẫn tới suy tim, đặc biệt là với thai nhi và trẻ sơ sinh.
Nhu cầu Vitamin B1 cho cơ thể là khoảng 1,1mg/ngày, thông qua nguồn thực phẩm như gạo, các loại hạt họ đậu,....
Vitamin C tham gia vào quá trình tạo kháng thể tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng hấp thu sắt, góp phần làm giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nhu cầu Vitamin C cho bà bầu là 80mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 100mg/ngày.
Vitamin C có nhiều trong các loại quả như cam, chanh, bưởi, ổi, xoài,..., các loại viên tổng hợp chứa Vitamin C.
Xem thêm : Ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu
Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng, giúp cho thai nhi phát triển một cách hoàn thiện nhất. Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát cho con nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé