vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bác sỹ giải đáp: Mẹ cần làm gì khi bé viêm tiểu phế quản?

01/12/2022   587 lượt xem

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ sơ sinh, một trong những triệu chứng nguy hiểm là gây khó thở cho bé. Mẹ cần làm gì khi bé bị viêm tiểu phế quản? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh cũng như cách xử lý phù hợp.

1. Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là tình trạng các ống thở nhỏ của phổi (tiểu phế quản) bị viêm và sưng lên. Điều này cản trở luồng không khí đi qua phổi và gây khó thở ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có đường thở nhỏ và dễ bị tắc nghẽn hơn. Phân biệt với viêm phế quản thì đây là sự nhiễm trùng đường thở ở các ống thở lớn, còn viêm tiểu phế quản xảy ra ở các nhánh nhỏ hơn.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường do virus đường hô hấp: cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus gây viêm phổi, … Trong đó, nhiễm RSV là nguyên nhân chính gây nên hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, kèm theo đó là thở khò khè, khó thở. RSV lây qua đường hô hấp, khi trẻ tiếp xúc với chất nhầy hoặc nước bọt, các giọt bắn khi ho của người bị nhiễm bệnh. Do đó, nếu gia đình hoặc nhà trẻ của con có trường hợp bị RSV thì cần tuyệt đối cẩn thận.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản 

Viêm tiểu phế quản thường bắt đầu bằng các dấu hiệu của cảm lạnh như sổ mũi, ho nhẹ và sốt. Sau 1 hoặc 2 ngày, ho có thể trở nên trầm trọng hơn, trẻ bắt đầu có các dấu hiệu thở nhanh, thở gấp. 

Các dấu hiệu khó thở ở trẻ:

- Mũi phập phồng, lỗ mũi mở rộng, các cơ dưới lồng xương sườn siết chặt để cố gắng đưa nhiều không khí vào và ra khỏi phổi hơn

- Thở rít, thở khò khè kèm theo rút lõm lồng ngực. Khi thở khò khè, con sẽ phát ra âm thanh như huýt sáo

- Có thể gặp khó khăn khi uống sữa vì khó mút và nuốt

- Môi và các đầu ngón tay hơi xanh xám do đường thở bị tắc nghẽn đến mức không có đủ oxy đi vào máu. Trường hợp này rất nguy hiểm.

Nếu không được bổ sung đủ nước, trẻ cũng dễ bị mất nước. Mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Bú ít hơn bình thường
  • Khô miệng
  • Khóc nhưng không có nước mắt
  • Ít đi tiểu hơn

3. Các biện pháp điều trị viêm tiểu phế quản tại nhà

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho RSV hoặc các loại virus khác gây viêm tiểu phế quản. Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh không có tác dụng đặc hiệu vì chúng chỉ điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, mẹ có thể cố gắng cải thiện các triệu chứng của con theo một số hướng dẫn sau:

- Để giảm nghẹt mũi, mẹ có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý theo sự hướng dẫn. Nước muối sinh lý sẽ làm loãng chất nhầy, giảm viêm và thông thoáng đường thở. Mẹ không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi có chứa các thành phần dược chất nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm sạch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi. Bóp vào bóng hút, nhẹ nhàng đặt đầu cao su vào lỗ mũi và từ từ thả ra, lực hút sẽ hút chất nhầy bị tắc ra khỏi mũi. Phương pháp này rất phù hợp cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Nếu bé sốt trên 38 độ C, mẹ có thể dùng paracetamol với liều lượng thích hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài việc uống thuốc, mẹ lau mát người, mặc đồ thoáng mát thấm mồ hôi cho trẻ. Thêm vào đó, con cần được bổ sung nhiều nước (hoặc bú nhiều thêm) để ngăn ngừa mất nước. Vì con đang gặp các vấn đề về đường thở nên có thể bé sẽ bú chậm hơn hoặc thậm chí bỏ bú.

- Trong trường hợp trẻ bị ho, mẹ không nên dùng thuốc giảm ho đối với trẻ dưới 2 tuổi. Ho là một phản xạ có lợi giúp tống hết đờm, vi khuẩn ra ngoài. Nếu trẻ ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ… có thể áp dụng một số cách: massage ngực, lưng cho trẻ, dùng mật ong (với trẻ trên 1 tuổi), dùng siro hoặc cốm có thành phần tự nhiên,… Tình trạng ho nhiều sẽ kéo dài trong tuần đầu tiên, giảm dần rồi tự khỏi.

4. Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ hoặc bệnh viện?

Viêm tiểu phế quản có thể nặng hơn ở những trẻ mắc các bệnh mãn tính như: bệnh xơ nang, bệnh tim bẩm sinh, phổi mạn tính, hội chứng suy giảm miễn dịch, ghép tạng hoặc tủy xương … Trong trường hợp này cần sớm đưa con đi khám bác sĩ. 

Một số trẻ bị viêm tiểu phế quản cần được điều trị tại bệnh viện vì các vấn đề về hô hấp hoặc mất nước, được điều trị bằng thở oxy, sử dụng thuốc, chế độ ăn lỏng đặc biệt hay truyền dịch,…

5. Làm thế nào để phòng viêm tiểu phế quản cho con?

Cách tốt nhất để mẹ có thể bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị nhiễm RSV hoặc các loại virus khác gây viêm tiểu phế quản là:

- Đảm bảo giữ gìn vệ sinh xung quanh trẻ, từ môi trường nhà cửa, đồ chơi hay người lớn trước khi chạm vào trẻ đều phải rửa tay sạch sẽ

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân ở trẻ. Không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi

- Cách ly với những người đang bị cảm lạnh, cảm cúm trong gia đình. Tránh dùng chung các dụng cụ ăn uống

- Giữ ấm vào mùa lạnh

- Tiêm chủng đầy đủ

- Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, bố sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin C, …

Ngoài ra, tăng cường đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch giúp con vững vàng với lá chắn thép chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Bộ đôi Scumin và Phytoroxim là giải pháp vi chất vượt trội, hướng đích giúp con hoàn thiện đề kháng, phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về bộ đôi Scumin và Phytoroxim hay có bất cứ khó khăn gì trong quá trình chăm sóc con, bố mẹ đừng ngại kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé