vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bạn cần đặc biệt lưu ý điều gì khi tiếp xúc với người bị viêm họng?

01/12/2020   1961 lượt xem

Viêm họng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh nhân mắc bệnh viêm họng thường xuyên bị nuốt nghẹn, sưng tấy, đau rát, khó chịu ở cổ họng. Tình trạng viêm thường xuất hiện đi kèm chung với nhiều bệnh lý khác, vậy thực chất viêm họng có lây nhiễm cho người khác không và làm thế nào để biết cách chữa viêm họng cho trẻ em? Nếu bạn còn lo lắng về vấn đề này, hãy để chúng tôi giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết sau đây. 

 

1. Viêm họng là bệnh gì?

Viêm họng cấp là tình trạng họng bị viêm nhiễm do các tác nhân như virus vi khuẩn gây nên. Các niêm mạc họng bị tổn thương và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Bệnh viêm họng cấp thường xảy ra quanh năm nhưng phổ biến nhất là khi trời lạnh. Thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thất thường cũng là điều kiện tốt cho virus hoặc vi khuẩn gây viêm họng phát triển.

2. Nguyên nhân bị viêm họng

Đa số những người bị viêm họng cấp thường do virus hoặc vi khuẩn là tác nhân trực tiếp. Ngoài ra còn nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm họng cấp khác. Nguyên nhân gây bệnh cụ thể bao gồm:

2.1. Tác nhân là virus

+ Virus Adeno.

+ Virus cúm, virus cúm A.

+ Virus Epstein-Barr.

+ Virus Herpes simplex. 

+ Virus sởi.

+ Các loại virus ít gặp hơn như rhino, corona, virus hợp bào đường hô hấp.

2.2. Tác nhân là vi khuẩn

+ Liên cầu khuẩn nhóm A.

+ Bạch hầu (hay gặp ở trẻ em).

+ Các nhóm vi khuẩn ít gặp hơn như vi khuẩn lậu, Chlamydia,…

2.3. Các tác nhân không gây nhiễm trùng

+ Do sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, bia rượu.

+ Do môi trường không khí ô nhiễm.

+ Bị dị ứng.

+ Mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

> XEM THÊM:

15 biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm họng

Tuyệt chiêu điều trị viêm họng cấp ở trẻ mẹ nên biết

Top 3 cách chữa viêm họng bằng phương pháp tự nhiên đơn giản, hiệu quả

3. Các triệu chứng thường gặp

Bệnh nhân bị viêm họng cấp thường có các triệu chứng sau đây:

+ Đau rát họng là dấu hiệu điển hình nhất.

+ Cổ họng bị sưng đau.

+ Gặp khó khăn khi nuốt hoặc nói chuyện.

+ Sưng amidan.

+ Ho khan, ho liên tục từng cơn, ho có đờm.

+ Bị khàn giọng.

+ Cổ họng có các mảng màu xám hoặc màu trắng.

+ Sốt cao có thể tới 39 – 40 độ C.

+ Mũi bị xuất tiết, niêm mạc họng bị đỏ.

+ Nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn, trẻ em quấy khóc, nôn trớ.

4. Viêm họng có lây không?

Câu trả lời là tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Nếu người bệnh bị viêm họng do vi khuẩn, virus tấn công thì khả năng có thể lây lan cho người khác cao theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chất dịch nhầy, nước mũi, nước bọt của người bệnh khi bắn ra ngoài có chứa nhiều vi khuẩn, virus. Nếu tiếp xúc với người bệnh ở cự ly gần thì khả năng lây nhiễm bệnh rất cao.

Nếu người bệnh bị viêm họng xuất phát từ những nguyên nhân khác như dị ứng thức ăn, uống nước đá lạnh, thời tiết thay đổi,… thì sẽ không lây bệnh cho người khác. Với trường hợp này, mọi người có thể tiếp xúc với người bệnh mà không sợ lây lan. Nếu bệnh nhân điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp, bệnh viêm họng sẽ nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên,  bệnh nhân mắc bệnh viêm họng nên tiến hành thăm khám sớm để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

5. Viêm họng thường lây nhiễm qua đường nào?

Thực tế, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm họng do lây nhiễm từ những người xung quanh, nhất là người thân trong gia đình. Các nghiên cứu cho thấy, có 2 con đường lây nhiễm bệnh viêm họng là do tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp. Mức độ lây nhiễm sẽ khác nhau tùy thuộc vào con đường lây lan của căn bệnh này.

5.1. Tiếp xúc trực tiếp

Bệnh đau họng có thể lây qua đường hô hấp, giao tiếp hằng ngày. Nếu người bình thường tiếp xúc với người bệnh quá gần sẽ khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Không gian tiếp xúc càng hẹp càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phân tán trong không khí và lan truyền nhanh hơn. Đặc biệt, những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già,... có nguy cơ mắc bệnh viêm họng do lây lan cao hơn người khác. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây trực tiếp từ nước bọt, dịch nhầy trong mũi,… của người bệnh. Khi các bạn giao tiếp ở khoảng cách gần, hoặc đụng chạm vào các chất dịch này, rất có khả năng bạn đã bị lây viêm họng từ người bệnh.

5.2. Tiếp xúc gián tiếp

Nếu tiếp xúc với những vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, cốc, chén, bàn chải,… chứa các vi khuẩn gây bệnh viêm họng thì khả năng bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Các loại vi khuẩn, virus sẽ gián tiếp lây nhiễm bệnh cho người khác. Đặc biệt là những người có thói quen sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu sức đề kháng của người bệnh yếu thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển gây bệnh viêm họng.

6. Các cách phòng tránh lây lan bệnh viêm họng

Viêm họng thông thường sẽ tự khỏi trong 3- 5 ngày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng do vi khuẩn, virus gây ra thì thời gian điều trị sẽ dài hơn. Với căn bệnh này, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng do bệnh gây ra như viêm amidan, viêm mũi, viêm phổi, viêm khớp, nhiễm trùng đường huyết,… Để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm của bệnh viêm họng, chúng ta cần phải chú ý một số vấn đề sau:

+ Vệ sinh vùng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý pha loãng để giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

+ Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Không được sử dụng các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh viêm họng.

+ Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi bằng các loại vật dụng như khăn choàng cổ, găng tay, áo khoác, mũ len,…

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khói bụi, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

+ Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không được để nhiệt độ quá lạnh.

+ Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

+ Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giúp ngăn ngừa sự tấn công của bệnh viêm họng.

+ Thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

+ Không được làm việc quá sức, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.

+ Khi sử dụng giấy xì mũi và hắt hơi thì nên vứt bỏ và rửa sạch tay.

+ Uống đủ nước mỗi ngày, có thể uống nước ép trái cây để bổ sung vitamin.

Xem thêm : Chữa viêm họng ngay tại nhà

 

+ Thường xuyên sử dụng xà phòng sát khuẩn, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng,…

+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường gây dị ứng như lông thú, phấn hoa,…

+ Không nên sử dụng các loại thực phẩm lạnh, uống nước đá.

+ Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

+ Nếu mẹ bị viêm họng nên chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hạn chế hôn trẻ, vệ sinh thường xuyên các vật dụng của trẻ để tránh lây bệnh, không ho hay hắt hơi về phía trẻ.

Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm họng phổ biến này. Hãy giữ cho cơ thể luôn lạc quan thoải mái, bổ sung vi chất dinh dưỡng hằng ngày cho một hệ miễn dịch khỏe sẽ là vũ khí quan trọng giúp bạn vượt qua mọi căn bệnh trong cuộc sống. 

Để được hỗ trợ tư vấn chữa trị viêm đường hô hấp và bổ sung vi chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Healthline.com/

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé