vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bạn đã thực sự hiểu đúng về tác dụng và cách dùng gừng chữa viêm họng?

29/11/2020   3105 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Chắc hẳn chúng ta không còn ai xa lạ với gừng, một gia vị quen thuộc trong các món ăn, có vị cay nồng và tính ấm. Bên cạnh công dụng làm gia vị, gừng còn được biết đến là bài thuốc dân gian vô cùng hữu dụng giúp ôn phế, giảm ho, long đờm và ức chế virus gây nhiễm trùng cho cơ thể. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng bài thuốc này một cách hiệu quả, sử dụng liều lượng thế nào cho đúng sẽ là vấn đề chúng ta cần phải thực sự lưu tâm.

 

1. Tổng quan về gừng

Gừng là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ Đông Nam Á thuộc họ Zingiberaceae, quan hệ gần gũi với nghệ, bạch đậu khấu và củ riềng, thường được dùng làm thuốc, ép nước uống hoặc làm gia vị trong các bữa ăn. Gừng thường được dùng kèm với các thực phẩm có tính lạnh để giảm nguy cơ “lạnh bụng” và tiêu chảy. Theo các nhà khoa học thì những chất dinh dưỡng cũng như hoạt chất trong gừng có tác động tích cực đến hoạt động của cơ thể nói chung cũng như não bộ nói riêng. 

2. Đặc tính y học của gừng

Từ xưa đến nay, gừng được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền và thay thế thuốc tây, giúp làm ấm phế, tán phong hàn, chống buồn nôn, giảm đổ mồ hôi trộm và giảm ho. Vì vậy gừng thường được người dân dùng để chữa ho do cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh lý hô hấp khác. Hương vị độc đáo và tác dụng tuyệt vời của gừng đến từ thành phần tự nhiên của chúng, trong đó quan trọng nhất là gingerol. 

Gingerol – có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt hoạt chất này có khả năng chống lại virus RSV (Respiratory syncytial virus) hay còn gọi virus hợp bào hô hấp. Loại virus này là nguyên nhân chính gây ra chứng cảm lạnh, cảm cúm và một số tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp khác. Với tác dụng này, gừng tươi có thể ức chế virus gây nhiễm trùng và giảm nhẹ các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau cổ họng và đờm ứ. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, một loại dung dịch với 10% chiết xuất gừng có thể ức chế Streptococcus mutans, Candida albicans và Enterococcus faecalis - ba vi sinh vật gây ra nhiễm trùng miệng. 

Như vậy có thể thấy, dùng gừng chữa ho không chỉ là mẹo chữa dân gian mà còn được chứng minh trên phương diện khoa học. Hơn nữa thảo dược này còn có độ an toàn cao, thích hợp với nhiều đối tượng và không gây ra hiện tượng “nhờn thuốc” như thuốc Tây.

Tuy nhiên gừng là thảo dược thiên nhiên nên tác dụng thường chậm nên bạn cần hết sức lưu ý về liều lượng sử dụng, đồng thời cần kết hợp với thuốc điều trị trong trường hợp cần thiết.

Để tìm hiểu thêm các cách điều trị ho, viêm họng hiệu qua từ tự nhiên, không cần sử dụng đến kháng sinh, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio để được tư vấn miễn phí cách điều trị an toàn, chuẩn y khoa nhé!

> XEM THÊM:

- Tại sao gừng tốt cho sức khỏe của bạn?

- Tại sao gừng hỗ trợ điều trị cảm lạnh hiệu quả?

- 10 cách trị ho bằng gừng hiệu quả ở trẻ mẹ nên biết

3. Các cách dùng gừng chữa viêm họng hiệu quả

Từ xa xưa, gừng đã là một trong những nguyên liệu thường thấy trong các mẹo trị ho dân gian. Dưới đây, các chuyên gia nhà VHN Bio sẽ chia sẻ một vài cách trị ho từ gừng rất hữu hiệu!

3.1. Trị ho bằng trà gừng ấm

Dùng trà gừng ấm có thể làm dịu vùng cổ họng sưng đau, làm loãng đờm, dịu niêm mạc hô hấp và giảm chứng ho do lạnh. Ngoài ra uống trà gừng ấm còn giúp thông mũi, giảm triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi và đem lại cảm giác dễ chịu. Tùy vào sở thích mà bạn có thể kết hợp gừng tươi với mật ong, chanh hoặc quế để gia tăng mùi vị và tác dụng chữa bệnh.

Hướng dẫn cách trị ho bằng trà gừng ấm:

- Thái lát 1 củ gừng tươi rồi cho vào tách.

- Có thể cho thêm 1 – 2g vỏ quế.

- Sau đó hãm với 200 – 300ml nước sôi trong khoảng 15 phút.

- Thêm vào 2 thìa mật ong, khuấy đều và uống trực tiếp.

3.2. Trị ho bằng quả lê và gừng

Quả lê có vị ngọt, chua nhẹ, tính mát, tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, giảm ho và nhuận phế. Kết hợp gừng và quả lê có thể dứt nhanh cơn ho khan, ho gió, ho dị ứng và ho kèm theo đờm đặc. Ngoài tác dụng giảm ho, mẹo chữa này còn cải thiện một số triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi, đau cổ họng, chán ăn và buồn nôn.

Hướng dẫn cách chữa ho bằng quả lê và gừng:

- Rửa sạch 1 quả lê, sau đó cắt phần cuống rồi dùng thìa nạo bỏ hạt.

- Xắt gừng thành sợi mỏng rồi cho vào quả lê, có thể thêm vào 1 ít đường phèn.

- Đem chưng cách thủy trong vòng 15 phút và để nguội bớt.

- Khi ăn, nên dùng cả nước và cái.

3.3. Chữa ho bằng cách ngậm gừng tươi và muối

Với trường ho kèm đau rát cổ họng, đờm ứ nhiều, bạn có thể ngậm gừng tươi thái lát. Dịch chiết từ gừng tươi sẽ thẩm thấu vào niêm mạc hô hấp giúp làm dịu hiện tượng viêm, loãng đờm, giảm ho và đau rát vùng cổ họng. Ngoài ra ngậm gừng tươi khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột còn có thể phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp như cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, cảm cúm và viêm thanh quản.

Hướng dẫn cách thực hiện:

- Thái lát gừng tươi rồi tẩm với 1 ít muối.

- Ngậm trực tiếp, ngày ngậm từ 2 – 3 lần hoặc hơn.

- Người hay bị cảm lạnh nên ngậm gừng tươi khi đi ra ngoài để tránh phổi và cổ họng nhiễm lạnh.

3.4. Chữa ho kèm sổ mũi cho bé bằng cách xông gừng

Nếu trẻ bị ho kèm sổ mũi, phụ huynh có thể xông hơi gừng để loại bỏ dịch ứ ở mũi, làm thông cổ họng và giảm ho. Kết hợp xông hơi với gừng tươi và một số bài thuốc uống có thể dứt điểm cơn ho dai dẳng và cải thiện chức năng hô hấp cho trẻ.

Hướng dẫn cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng:

- Đun sôi khoảng 1 lít nước, sau đó cho 2 củ gừng đã thái lát vào.

- Sau đó dùng khăn trùm đầu cho trẻ để xông hơi (nên dùng bịt mắt cho trẻ để tránh tình trạng khó chịu và chảy nước mắt khi xông).

- Xông hơi trong khoảng 15 – 20 phút.

- Sau đó dùng tăm bông lấy hết dịch mũi bên trong.

3.5. Chữa chứng ho cho bà bầu bằng gừng chưng đường phèn

Bà bầu thường xuyên bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi do cảm trong những tháng đầu thai kỳ. Để giảm chứng ho, bạn có thể thực hiện gừng chưng đường phèn.

Đường phèn có vị ngọt thanh, tác dụng nhuận phế, tiêu đờm và thanh nhiệt. Kết hợp đường phèn và gừng có thể giảm chứng ho gió và ho khan ở mẹ bầu. Ngoài ra mẹo chữa này còn giảm nhẹ triệu chứng buồn nôn và nôn mửa do ốm nghén.

Cách làm gừng chưng đường phèn:

- Thái sợi khoảng 1 củ gừng rồi cho vào chén.

+ Thêm vào 1 ít đường phèn và đem hấp trong khoảng 5 phút.

+ Đem ra để nguội bớt rồi chắt lấy nước uống và ăn cả xác gừng để giảm ho, ngứa cổ họng.

3.6. Gừng chưng mật ong trị ho

Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể giảm ho bằng cách chưng gừng và mật ong. Mật ong là thảo dược có tính kháng khuẩn mạnh, giảm viêm sưng cổ họng và tăng cường sức khỏe.

Mẹo chữa ho bằng gừng chưng mật ong có thể áp dụng cho người bị ho khan, ho có đờm và ho do dị ứng thời tiết, tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo,…

Cách làm gừng chưng mật ong trị ho:

- Thái lát 1 củ gừng tươi rồi cho vào chén.

- Thêm vào 2 – 3 thìa mật ong và đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút.

- Đem ra để nguội rồi dùng cả nước lẫn cái.

4. Lưu ý khi chữa ho bằng gừng

Cách chữa ho bằng gừng có thể giảm nhẹ mức độ – tần suất cơn ho và một số triệu chứng đi kèm khác. Mẹo chữa khá an toàn nên có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro và một số tác dụng phụ khi dùng gừng trị ho, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

- Gừng có vị cay nên có thể khiến trẻ nhỏ khó chịu khi uống. Vì vậy bạn nên cho trẻ dùng gừng chưng đường phèn/ mật ong hoặc trà gừng ấm để giảm tình trạng nói trên.

- Mẹo chữa ho bằng gừng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng. Vì vậy trong một số trường hợp cần thiết, bạn nên phối hợp cách chữa này với việc sử dụng thuốc.

- Không nên dùng gừng để chữa chứng ho do phế nhiệt (ho kèm chứng sốt cao, miệng khô và khát). Nên áp dụng mẹo chữa từ gừng cho trường hợp ho do nhiễm lạnh hoặc dị ứng.

- Gừng có tác dụng chống đông máu, vì vậy không nên sử dụng đồng thời với Aspirin và Coumarin.

- Phụ nữ mang thai có thể dùng gừng để giảm ho và ức chế virus gây nhiễm trùng. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều gừng vì thảo dược này có thể gây chảy máu bất thường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.

- Tác dụng của cách chữa ho từ gừng còn phụ thuộc vào cơ địa và một số yếu tố khác. Vì vậy khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để hỗ trợ quá trình điều trị.

Chữa ho bằng gừng là biện pháp điều trị từ y học cổ truyền nhưng hiện nay đã được công nhận trên phương diện khoa học. Tuy nhiên thực tế cho thấy hiệu quả của mẹo chữa này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây ho và cơ địa của từng người. Vì vậy nếu ho do các bệnh lý nghiêm trọng, bạn nên thăm khám để được chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị. 

5. PHYTO-ROXIM® - Giải pháp trị ho từ tự nhiên

PHYTO-ROXIM® là sản phẩm với thành phần 100% từ tự nhiên dựa trên ứng dụng Công nghệ sinh học Bio Organic theo quy trình của Hoa Kỳ kết hợp với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ DSM Nutritional Products Malaysia theo tiêu chuẩn châu Âu, giúp hỗ trợ làm giảm viêm mũi họng, viêm phế quản.

PHYTO-ROXIM® là một công thức bao gồm các thành phần EX-CUMIN®, Kẽm Bio Organic, Selen Bio Organic, Vitamin C, Gừng. Các thành phần này được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ đặc biệt hiệp đồng tác dụng giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm các triệu chứng: ho, ho có đờm, đau rát họng, khàn tiếng do viêm mũi họng, viêm phế quản.

PHYTO-ROXIM® sở hữu những ưu điểm vượt trội, được các chuyên gia đánh giá cao, được hàng vạn bà mẹ Việt tin dùng:

- Được nghiên cứu và tạo ra nhờ ứng dụng Công nghệ sinh học Bio Organic hiện đại theo quy trình sản xuất của Hoa Kỳ.

- Vi khoáng sinh học (Kẽm, Selen) hấp thu lên đến 95%, gấp 3,5 lần so với khoáng hữu cơ tổng hợp (hóa học).

- Hợp phần EX-CUMIN® độc quyền được bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ, hấp thu lên 16 lần so với curcumin thông thường, gấp 8 lần so với curcumin nano.

- Thành phần Vitamin C được nhập khẩu trực tiếp từ DSM Nutritional Products Malaysia, tiêu chuẩn Châu Âu.

- Sản phẩm có thành phần 100% tự nhiên an toàn lành tính, không để lại tồn dư, hoàn toàn không có tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc, kháng thuốc.

- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ đồng hành 1-1 trong suốt quá trình sử dụng.

- Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm định đạt 100% điểm chất lượng và độ hiệu quả, được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

- Sản xuất tại nhà máy dược phẩm công nghệ cao với tiêu chuẩn WHO - GMP.

PHYTO-ROXIM® đã được hàng nghìn bà mẹ tin dùng để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ và cả gia đình, đồng hành cùng ba mẹ "Chăm con thuận tự nhiên", hạn chế kháng sinh. Chần chừ gì mà không liên hệ với đội ngũ chuyên gia để được tư vấn cụ thể về sản phảm các mẹ nhỉ. 

Để được hỗ trợ tư vấn chữa trị viêm đường hô hấp và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Healthline.com/

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé