Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Biếng ăn kéo dài ở trẻ có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng: trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí não, hay ốm bệnh,... Do đó gia đình nào có con nhỏ lười ăn thì ba mẹ nhất định phải biết 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn dưới đây được các chuyên gia VHN Bio bật mí nhé!
Mẹ nên xác định bé có đang bị kén ăn, chán ăn hay không và vì sao lại có tình trạng này để từ đó có cách giúp trẻ hết biếng ăn.
Ba mẹ nuôi con nào cũng mong muốn con mình ăn ngoan, được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh, nhưng sự thật là cho trẻ ăn không hề dễ dàng. Biếng ăn là vấn đề phổ biến ở trẻ dưới 6 tuổi, nếu con của bạn có những dấu hiệu sau thì rất có thể bé đang rơi vào tình trạng biếng ăn:
- Liên tục từ chối thực phẩm trong ít nhất một tháng.
- Không bao giờ cảm thấy đói và đòi ăn.
- Ngậm, phun nhả thức ăn, ném đồ ăn.
- Quay mặt đi, ngậm chặt miệng khi mẹ đút đồ ăn.
- Khóc la, chạy trốn khi đến bữa ăn.
- Cân nặng không đảm bảo, không tăng cân thậm chí là sụt cân.
Tình trạng biếng ăn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do trẻ hoặc do ba mẹ, môi trường sống xung quanh. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
- Biếng ăn vào giai đoạn phát triển nào đó của trẻ (biết đi, biết ngồi,...) hay biếng ăn sinh lý.
- Trẻ ốm bệnh dẫn đến mệt mỏi, chán ăn; gặp vấn đề về nhai nuốt hoặc tiêu hóa (mọc răng, nhiệt miệng, tiêu chảy, táo bón, …).
- Chế độ ăn nhàm chán, không hợp khẩu vị, mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất.
- Trẻ bị ép ăn, dụ ăn lâu dần dẫn đến tâm lý hoang mang, sợ ăn; trẻ gặp vấn đề về tâm lý như thay đổi môi trường sống, biến cố gia đình,...
> XEM THÊM:
- Con biếng ăn mẹ phải làm sao? Mách mẹ cách trị trẻ biếng ăn nằm lòng
- Trẻ biếng ăn chậm lớn, đâu là điều mẹ nên và không nên làm?
- “Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn
Cải thiện biếng ăn ở trẻ là một hành trình đòi hỏi ba mẹ phải dành nhiều thời gian và sự kiên nhẫn cho con. Dù trẻ có biếng ăn hay không thì dưới đây là những nguyên tắc ba mẹ cần nắm rõ để con có một thói quen ăn uống khoa học, phát triển toàn diện. Ba mẹ có con biếng ăn cùng tham khảo 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn như sau:
Việc lặp đi lặp là một số thực phẩm nhất định trong các bữa ăn vừa gây nhàm chán cho trẻ vừa không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Đa dạng thực phẩm là một cách giúp trẻ hết biếng ăn mà mẹ nên áp dụng. Biện pháp này giúp trẻ được làm quen khám phá nhiều loại thức ăn, đồng thời cũng xây dựng sở thích ăn uống riêng cho mình.
Theo các nhà khoa học, trẻ nhỏ thường bị thu hút bởi các thức ăn có nhiều hình dạng và màu sắc. Do đó, một trong những cách giúp trẻ hứng thú hơn trong ăn uống là biến tấu thực phẩm: cung cấp cho trẻ một bữa ăn nhiều màu sắc (xanh của rau, cam của cà rốt, vàng của ngô,...); rau củ nên được cắt thành các hình dạng khác nhau; cấu trúc thức ăn giòn cũng rất hấp dẫn trẻ,... hoặc mẹ có thể trang trí và tạo hình thành các con vật ngộ nghĩnh.
Cách giúp trẻ hết biếng ăn này giúp bé hình thành thói quen tự chủ, không phụ thuộc vào cha mẹ, hiệu quả nhất là đối với trẻ từ 1 tuổi, khi con đã có suy nghĩ, chính kiến riêng và rất mong muốn nhận được sự tôn trọng từ ba mẹ.
Con có thể được tự lựa chọn thực phẩm, món ăn, vật dụng ăn uống mà mình yêu thích. Nhiều trẻ thích tự cầm nắm thức ăn, tự xúc ăn thay vì để ba mẹ đút. Đây là những gợi ý ba mẹ có thể thử áp dụng xem bé có hứng thú hơn với ăn uống hay không. Ba mẹ cũng nên tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ, cho trẻ ăn theo nhu cầu thay vì ép con ăn. Thay vào đó, để đảm bảo lượng ăn hàng ngày mẹ có thể cho con ăn nhiều bữa hơn.
Nhưng hãy ghi nhớ, tôn trọng không có nghĩa là nuông chiều theo ý của con. Bữa ăn vẫn cần đa dạng thực phẩm và lượng ăn mỗi ngày cần đảm bảo để cung cấp đủ dinh dưỡng.
Để trẻ có thể tập trung vào ăn uống thì bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút. Ba mẹ nên quy định thời gian ăn này cho con. Kết thúc 30 phút, mẹ sẽ dọn đồ ăn đi mà không cho con ăn thêm gì đến bữa tiếp theo. Đừng quá lo lắng nếu con bị bỏ đói một vài bữa, bé sẽ tự hiểu mình phải tập trung ăn và ăn nhanh hơn để không bị đói.
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần thiết kế thời gian ăn khoa học cho bé. Nếu khoảng cách giữa các bữa quá gần sẽ khiến con không muốn ăn do còn no, quá xa càng làm tình trạng biếng ăn xấu đi do con đói và mệt. Chú ý hạn chế cho con ăn vặt, bú vặt trong ngày, nhất là gần bữa chính.
Hãy để bữa ăn là khoảng thời gian con học hỏi và khám phá thế giới mới thay vì một đầu việc nhàm chán và áp lực phải hoàn thành hàng ngày. Lời khuyên muôn thuở cho các ông bố bà mẹ kể cả con có biếng ăn hay không là ĐỪNG ÉP CON ĂN.
Hãy tạo cho con một không khí thật thoải mái khi ăn. Ba mẹ có thể chia nhỏ phần ăn của con ra và cung cấp lần lượt khi con ăn hết một phần để con không bị căng thẳng. Để cho con tự cầm nắm, xúc ăn cũng là một trải nghiệm thú vị. Các gia đình có con nhỏ thường cho con ăn riêng trước bữa của cả nhà nhưng các chuyên gia khuyên mẹ nên cho con ngồi ăn cùng gia đình để bé cảm nhận được không khí ấm áp vui vẻ. Ba mẹ cũng đừng ngại khen ngợi động viên khi bé yêu của mình ăn tốt nhé!
Nhiều gia đình thường để con chơi đồ chơi, xe tivi hay điện thoại để dụ con ăn tốt hơn, điều đó thực sự là sai lầm. Việc này thậm chí còn khiến tình trạng biếng ăn của con tồi tệ hơn vì khi ăn thụ động, con không cảm nhận được mùi vị của thức ăn và hệ tiêu hóa cũng bị ức chế tiết men ảnh hưởng đến chuyển hóa và hấp thu của con. Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, hãy tránh xa tivi, điện thoại, đồ chơi vào giờ ăn của con.
Cải thiện vị giác là một cách hiệu quả giúp trẻ hết biếng ăn, cảm thấy ngon miệng và thích thú với thức ăn hơn. Việc thiếu hụt các vi chất, đặc biệt là kẽm sẽ ảnh hưởng đến việc cảm nhận mùi vị thức ăn của trẻ. Kẽm tham gia vào hoạt động của hàng trăm enzym trong cơ thể, quan trọng với sự hình thành gai vị giác giúp trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn. Do đó, mẹ cũng nên tăng cường bổ sung kẽm thông qua thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung. Thực phẩm chức năng bổ sung vi chất kẽm sẽ là cách giúp trẻ hết biếng ăn nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều bởi hầu hết sản phẩm đã được thiết kế sao cho đáp ứng đủ nhu cầu kẽm của cơ thể. Ngược lại, quá trình chế biến thực phẩm thông thường có thể làm mất khá lượng kẽm, đồng thời mẹ cũng khó xác định trẻ nên ăn bao nhiêu mới là đủ. Mặc dù vậy, mẹ không nên lạm dụng thực phẩm chức năng mà quên mất việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng cho con.
Ba mẹ còn băn khoăn sao con lại biếng ăn, ăn tốt nhưng kém hấp thu, chậm lên cân thì cần bổ sung vi chất gì thì hay nhanh tay đăng ký nhận tư vấn miễn phí ngay tại đây từ các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio nhé!
Scumin Gold được các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng VHN Bio nghiên cứu và sản xuất dựa trên dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại Bio Organic Hoa Kỳ. Đây là phiên bản cải tiến của cốm Scumin đã được hàng nghìn mẹ bỉm tin dùng để cải thiện biếng ăn, tăng cường sức khỏe cho con.
Scumin Gold giúp con cải thiện vị giác, ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và tăng cường sức khỏe nhờ sự kết hợp của các thành phần nổi bật:
- Kẽm hữu cơ sinh học từ mầm đậu xanh, hấp thu đến 95% - Kích thích gai vị giác giúp con ăn ngon tự nhiên
- Bộ vitamin nhóm B và C nhập khẩu từ tập đoàn SternVit (Đức) giúp tăng cường chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng
- Lysine giúp con ăn uống ngon miệng và cải thiện tiêu hóa ở trẻ
Scumin Gold giúp con bù đắp thiếu hụt vi chất và có thể dùng như một bữa phụ dinh dưỡng, được nhiều chuyên gia nhi khoa như PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, ThS.BS Lê Thị Hải, TS. Đoàn Thị Mai... đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả.
Mẹ Pha Lê Nguyễn chia sẻ: "Đợt vừa rồi mọc răng con lười ăn, mình tìm hiểu thấy nhiều mẹ review cho sản phẩm Scumin Gold của Viện Dinh dưỡng VHN_Bio, nên đã đặt mua về cho con dùng thử. Trộm vía uống hết 2 hộp thấy con ăn tốt hơn, mà lại hỗ trợ tăng cường đề kháng, cái này là là dạng gói bột mình pha với nước ấm, vị cốm ngô non rất thơm, ngọt và dễ uống . Cảm ơn chị Đặng Mơ đã đồng hành cùng mẹ con con nhé!"
Những câu chuyện thực tế sẽ chạm đến tim người đọc, người nghe. Và câu chuyện của mẹ Trang chính là nguồn động lực to lớn giúp chúng mình vững tin vào những giá trị tạo ra. Các mẹ cùng xem video của Tony nhé!
Mong rằng 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn trong bài viết trên sẽ giúp xoa tan nỗi lo lắng của cha mẹ. Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin Gold hay giải đáp bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe của con, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio và được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé