Nếu biếng ăn luôn là vấn đề làm mọi bà mẹ đau đầu, thì việc con nhà mình ăn tốt mà vẫn chậm tăng cân lại càng làm bố mẹ lo lắng nhiều hơn. Bởi điều đó chứng tỏ bé nhà mình đang bị thiếu hụt dinh dưỡng hoặc gặp vấn đề về chuyển hóa, hấp thu.
Tuy nhiên vấn đề bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ không bị chậm tăng cân hoặc sụt cân là một câu hỏi mà nhiều gia đình chưa có câu trả lời? Nếu bạn đang tìm cách để bé tăng cân và chưa thành công thì hy vọng những bí quyết trong bài viết này sẽ hữu ích cho các mẹ.
Trẻ 6-24 tháng tuổi, kích thước dạ dày còn hạn chế, chưa thể tiêu hóa một lượng lớn thức ăn trong mỗi bữa, vì vậy cần thiết kế số bữa ăn và lượng thực phẩm mỗi bữa tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày và đáp ứng nhu cầu của cơ thể bé.
Ví dụ: Trẻ 6 - 8 tháng tuổi nên ăn bổ sung 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 - 150ml; trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi: 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml; trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi: 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml. Bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu đặc và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thức ăn. Nhu cầu về sữa cũng thay đổi tuỳ độ tuổi và lượng ăn được.
Mẹ cho rằng con ăn nhiều, nhưng thực tế chưa đủ về lượng và chất cần thiết trong từng bữa ăn, hoặc ăn không đủ số bữa trong một ngày.
>> XEM THÊM:
- Thực đơn cho trẻ nhẹ cân - Đánh bay nỗi lo của mẹ
- Mẹ đã biết 8 tác nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân?
- Làm sao để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn nhẹ cân?
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
Theo khuyến nghị của bác sĩ, trẻ nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Trong thực tế, hầu hết các ba mẹ chỉ cho bé ăn theo sở thích mà chưa chú ý đến số lượng, tính đa dạng của thực phẩm để đảm bảo đủ dưỡng chất.
Bên cạnh đó, các mẹ còn cần chú ý đến chất lượng trong mỗi món ăn bởi ngay cả khi ăn nhiều về số lượng nhưng không đảm bảo về chất lượng, bé vẫn có thể thiếu năng lượng và dinh dưỡng.
Mỗi bạn nhỏ sẽ có khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn khác nhau nên lượng ăn cũng như khả năng đón nhận dinh dưỡng từ thực phẩm cũng khác nhau. Vì vậy, cần đảm bảo cân bằng giữa lượng ăn và lượng sữa để trẻ để đáp ứng tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Tình trạng này xảy ra khi hệ tiêu hóa của bé thiếu đi một vài loại enzyme tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa do bẩm sinh hoặc do sử dụng các thuốc kháng sinh bừa bãi. Điều đó khiến cho chỉ một lượng nhỏ thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Nhiều bà mẹ quan niệm cho con ăn nhiều thịt, cá, tôm, trứng, sữa… để cho con mau lớn. Đây là một quan niệm sai lầm vì khi cho con ăn quá nhiều chất đạm làm bé khó tiêu, giảm ăn, giảm bú. Ăn nhiều chất đạm còn gây táo bón làm trẻ cũng không hấp thụ được thức ăn, gây tăng gánh nặng cho thận của bé, hơn nữa chất đạm không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ, muốn tăng cân trẻ phải ăn đủ chất bột đường, chất béo, chất đạm chỉ cung cấp 13-20% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày tuỳ thuộc độ tuổi.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn. Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này “tranh” sử dụng dưỡng chất từ thức ăn. Các mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con mỗi 6 tháng/lần từ sau 2 tuổi.
Ngoài các nguyên nhân trên, nhiều trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không lớn còn phụ thuộc vào yếu tố khác như: Yếu tố di truyền, cân nặng lúc sinh của trẻ, những bé đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ mắc các bệnh lý về chuyển hoá, nội tiết hoặc có mức chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy.
- Chế độ dinh dưỡng đúng cách: Trong bữa ăn cần cân bằng các nhóm chất đạm, đường, béo và vi chất dinh dưỡng. Chú ý đến việc đa dạng các loại thực phẩm và tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
- Hạn chế ăn vặt: Không nên cho bé ăn vặt giữa các bữa ăn dẫn đến hiện tượng ngang dạ.
- Bổ sung dinh dưỡng từ sữa mỗi ngày: Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất cho bé. Nên sử dụng thêm các loại sữa giúp cho bé tăng cân tốt để tăng nguồn dưỡng chất cho bé mỗi ngày. Các bà mẹ cũng nên chú ý cho bé sử dụng đủ cả về lượng lẫn về chất. Nhu cầu về sữa cho bé có thể thay đổi theo từng độ tuổi.
- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý và quan tâm đến việc sử dụng loại sữa nào cho bé tăng cân các bà mẹ cũng có thể bổ sung thêm các vi khoáng có nguồn gốc từ thực vật như kẽm, sắt… và các vitamin nhóm B, giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ.
Đồng thời cũng nên cho bé tích cực vận động vì điều này rất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa của bé.
Trứng là loại thực phẩm vô cùng tốt, dễ tìm lại có giá thành rẻ. Trứng cung cấp protein, vitamin A và B12 thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Mẹ cho bé ăn các loại trứng đều được, tuy nhiên nên cho trẻ ăn trứng gà là tốt nhất. Có nhiều cách để chế biến món trứng cho trẻ như: trứng luộc, trứng ốp, trứng rán cà chua,… Vì vậy mẹ hãy cho trẻ ăn trứng thường xuyên để cải thiện cân nặng nhé.
Thịt nạc đỏ là nguồn cung cấp sắt và chất béo tự nhiên tối ưu nhất cho cơ thể. Cả hai chất này đều đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Chính vì thế, mẹ hãy bổ sung thịt nạc đỏ có thể như: thịt bò, thịt cừu,.. vào bữa ăn của trẻ mỗi ngày. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ chỉ lựa chọn sản phẩm tươi, nguồn gốc rõ ràng rồi chế biến chín, không mua các sản phẩm chứa phụ gia hay chất bảo quản.
Chắc hẳn mẹ sẽ ngạc nhiên lắm khi khoai tây được xếp vào dạng thực phẩm giúp trẻ tăng cân tốt đúng không? Khoai tây mang lại giá trị dinh dưỡng khá cao mà các mẹ không biết đâu nhé. Nếu muốn trẻ tăng cân phải cần tới hơn 40% cacbonhydrat, mà trong khoai tây lại rất dồi dào thành phần này. Hơn thế nữa, trong khoai tây có chứa axit amin như arginin và glutin là 2 thành phần giúp trẻ tăng cân nhanh, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi.
Bài viết trên đây đã giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng ăn được mà không tăng cân hay gặp ở trẻ. Để được tư vấn thêm về dinh dưỡng cho trẻ nhẹ cân, chậm tăng cân, các bậc phụ huynh có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé