vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bật mí mẹ cách giúp trẻ ăn ngon miệng

03/08/2020   1084 lượt xem

Biếng ăn luôn là vấn đề nan giải của các bà mẹ có con nhỏ. Làm thế nào để cho con chịu ăn mà không cần phải ép là câu hỏi các mẹ luôn băn khoăn trăn trở. Để giúp mẹ khắc phục được tình trạng này cũng như kích thích sự thèm ăn cho bé, Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ bật mí cho mẹ các cách giúp trẻ ăn ngon miệng.

1. Con biếng ăn do những nguyên nhân gì?

Trước khi tìm hiểu những cách để trẻ có thể ăn ngon miệng hơn, mẹ nên biết nguyên nhân tại sao con lại biếng ăn. Có nhiều lý do khiến trẻ biếng ăn, cụ thể:

- Con đang bị mọc răng: Việc mọc răng khiến cho nướu của trẻ bị đau, khó chịu, nhiều trẻ bị sốt nhẹ, quấy khóc. Do vậy, chán ăn, không muốn ăn là việc khó tránh khỏi.

- Do mẹ ép ăn: Trong mọi bữa ăn, mẹ luôn thúc ép con, thậm chí la mắng, gây ra tâm lý sợ hãi và áp lực trong mỗi bữa ăn của trẻ, hình thành nên bệnh biếng ăn tâm lý.

- Do những vấn đề sức khỏe: Khi trẻ gặp một số vấn đề sinh lý như hệ tiêu hóa có vấn đề, suy dinh dưỡng, kí sinh trùng, giun sán, bệnh về răng miệng cũng có nguy cơ khiến trẻ bị biếng ăn.

- Do thực đơn xây dựng chưa hấp dẫn: Thực đơn hàng ngày không đa dạng, thường xuyên lặp đi lặp lại một vài món ăn cũng khiến trẻ chán ăn.

- Mẹ chỉ đang nghĩ rằng con biếng ăn trong tưởng tượng: Nhiều khi mẹ quá lo lắng về cân nặng của con mà nghĩ rằng con đang bị biếng ăn. Nếu chiều cao và cân nặng của con vẫn bình thường thì mẹ không nên quá lo nghĩ về việc con bị chán ăn, biếng ăn nhé!

> XEM THÊM:

- Nguyên tắc điều trị cho trẻ biếng ăn dưới 1 tuổi

- Tại sao trẻ em biếng ăn suy dinh dưỡng? Đâu là giải pháp an toàn?

- Trẻ biếng ăn và chậm tăng cân, cảnh báo dấu hiệu sức khỏe trẻ

 

2. Những cách giúp trẻ ăn ngon miệng

2.1. Sáng tạo món ăn bắt mắt

Thay vì những món ăn được chế biến như bình thường, mẹ có thể sáng tạo hơn trong việc trang trí món ăn cho bé. Mẹ có thể trang trí món ăn cho bé theo nhiều kiểu dáng, hình thù, màu sắc khác nhau để tăng thêm thích thú cho trẻ. Với mỗi đĩa thức ăn như vậy, mẹ cần chế biến một lượng vừa phải để trẻ cảm thấy hào hứng và tự tin rằng mình có thể ăn hết phần ăn mẹ đã tạo ra. 

 

2.2. Thay đổi khẩu phần ăn, thường xuyên đổi món cho bé

Việc chỉ lặp đi lặp lại một vài món ăn sẽ khiến trẻ bị nhàm chán, không còn hứng thú với việc ăn uống nữa. Do vậy, mẹ hay thường xuyên thay đổi bằng cách thường xuyên thay đổi những món ăn mới, ưu tiên chế biến những món ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thử sử dụng các loại gia vị để tạo mùi hương hấp dẫn như: phô mai, xí muội,.... Khi đó, trẻ sẽ hào hứng với bữa ăn và sẽ ăn ngon miệng hơn. 

2.3. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho bé

Việc ăn ngủ đúng giờ giấc sẽ giúp cho bé có một nhịp sinh hoạt điều độ, từ đó giúp con có cảm giác đói đúng bữa. Bên cạnh đó, mẹ cần phải xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, nói không với điện thoại, tivi, ipad. Việc vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử khiến cho bé không chú tâm vào bữa ăn, bữa ăn sẽ kéo dài rất lâu. Về lâu về dài sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe của trẻ. Đồng thời, việc trẻ bị thu hút bởi điện thoại, tivi cũng khiến trẻ không cảm nhận được hương vị của đồ ăn, từ đó dẫn đến chán ăn.

 

2.4. Không ăn vặt trước bữa chính

Mẹ cần nghiêm khắc hơn với những bữa ăn vặt của bé, hạn chế cho con ăn nhiều bánh kẹo, thay vào đó là những món ăn vặt tốt cho sức khỏe như: trái cây, sữa chua, váng sữa,.... Mẹ cũng có thể bổ sung thêm cho trẻ sữa công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất chất dinh dưỡng cho bé.

2.5. Để bé tự ăn

Mẹ không nên đút ăn cho trẻ mà thay vào đó là để cho trẻ tự cầm thìa xúc ăn. Mặc dù lúc đầu, bé có thể loay hoay với cách sử dụng thìa, thậm chí còn bôi bẩn ra quần áo, mặt mũi. Tuy nhiên, nếu mẹ cứ kiên trì để bé tập cầm thìa, bé sẽ chủ động và tập trung vào món ăn, cảm nhận được mùi vị và ăn ngon hơn. Mẹ có thể mua cho bé thìa dĩa hình thù ngộ nghĩnh để bé thêm hào hứng với bữa ăn.

 

2.6. Biết điểm dừng

Thay vì ép trẻ phải ăn quá nhiều thức ăn trong bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu, nếu trẻ không muốn ăn nữa thì dừng lại. Việc thúc ép trẻ ăn sẽ tạo thành thói quen xấu, nếu có các dấu hiệu như nôn ọe, ngậm hay không chịu ăn thì tức là trẻ đang cảm thấy việc ăn uống như một cực hình, khi đó, dù có cố ép trẻ sẽ càng khiến bé cảm thấy không ngon miệng. Đồng thời, mẹ nên điều chỉnh lại cách cho con ăn cho phù hợp với nhu cầu của trẻ.

2.7. Bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngoài những phương pháp trên, mẹ có thể bổ sung thêm nguồn khoáng vi lượng thiết yếu để kích thích trẻ ăn ngon miệng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp bé khỏe mạnh, chống chọi được bệnh tật. Viện Dinh dưỡng VHN Bio xin giới thiệu mẹ sản phẩm Scumin.

Scumin là sản phẩm bổ sung nguồn khoáng vi lượng có nguồn gốc từ thực vật, cho khả năng hấp thụ cao gấp 3,5 lần vi khoáng thông thường, từ đó cải thiện vị giác cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon hơn, tăng cường hệ miễn dịch. Scumin chứa đến 9 dưỡng chất cần thiết cho trẻ, được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng, đặc biệt là những mẹ có con nhỏ, con bị biếng ăn, chậm tăng cân đều cho hiệu quả rõ rệt.

Cùng xem qua một số đánh giá của các mẹ về Scumin nhé! Click vào đây!

 

 

Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé