vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bé ăn dặm khi nào? Các dấu hiệu báo hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

27/07/2020   2773 lượt xem

Ăn dặm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành kỹ năng của trẻ nhỏ. Do đó, mẹ cần xác định được bé ăn dặm khi nào, dấu hiệu để bắt đầu thực đơn ăn dặm cho bé là gì. Mẹ không được cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, bởi vì cả 2 đều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

1. Thời điểm nên cho bé ăn dặm khi nào?

Việc xác định được thời điểm nên cho bé ăn dặm khi nào vô cùng quan trọng. Cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng ăn thô của các bé sau này. 

Bé sẽ ngày càng lớn, nhu cầu về dinh dưỡng của bé theo đó cũng tăng lên. Khi bé được làm quen với các hương vị thức ăn khác sẽ hình thành nên thói quen ăn uống về sau của trẻ. Trẻ có được khả năng điều khiển hành vi mỗi khi đói hay no. Chính điều này giúp cho các mẹ biết được bé đã no hay chưa qua thông tin bé truyền tải. 

Vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xác định được thời điểm nên cho bé ăn dặm?

Dựa trên những dấu hiệu ăn dặm được các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ dưới đây các mẹ sẽ xác định được thời điểm nào nên cho bé ăn dặm và lựa chọn phương pháp ăn dặm đúng nhất.

Các dấu hiệu xác định thời điểm bé ăn dặm khi nào cụ thể như sau:

 

- Bé thường xuyên quấy khóc, đói

Trẻ thường có nhu cầu bú mẹ nhiều hơn. Thông thường, các bé sẽ bú 2 - 3 giờ/cữ bú, khi đến độ tuổi ăn dặm tức khoảng 5 - 6 tháng tuổi thì nhu cầu bú sữa, ăn no của bé dần tăng lên. 

Trong thời điểm này nếu mẹ thấy bé có biểu hiện đói và đòi ăn thường xuyên mặc dù mới bú mẹ no thì đây chính là dấu hiệu các bé cần ăn thêm các thực phẩm khác bên cạnh sữa mẹ. Từ lúc bé đủ 6 tháng tuổi, sữa mẹ đã không còn đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé nữa rồi.

- Bé dễ mất ngủ nhiều đêm liền

2 - 3 tháng đầu đời các bé thường có nhu cầu ăn đêm rồi thưa dần. Khi bé được 6 tuổi nhu cầu ăn đêm của bé lại hình thành trở lại. Có lẽ điều này đã khiến cho bé và mẹ mất ngủ trong nhiều đêm liền. Đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy các bé cần được ăn dặm, cần được bổ sung nhiều thực phẩm hơn. Cơ thể của bé lúc này muốn được bổ sung các nguồn dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ để không bị đói và thức giấc giữa đêm.

- Biểu hiện thông qua ánh mắt

Mẹ bắt gặp ánh mắt thèm thuồng của bé khi nhìn gia đình ăn cơm. Tất cả mọi hành động và thức ăn của các thành viên trong gia đình đều được bé theo dõi và háo hức muốn cầm lấy. Không ít mẹ khi nhìn bé như vậy đã cảm thấy thương bé vì không ăn được gì. Đây cũng chính là dấu hiệu mẹ nên bắt đầu lên thực đơn ăn dặm cho bé!

- Kiểm tra đơn giản để biết nên cho bé ăn dặm khi nào

Các mẹ có thể áp dụng cách đơn giản để xác định được thời điểm nên cho bé ăn dặm khi nào. Mẹ hãy dùng 1 chiếc thìa đưa vào gần miệng của các bé. Nếu như bé chỉ đơn thuần đẩy thìa ra thì chứng tỏ bé chưa muốn ăn dặm. Nếu bé cố gắng mở miệng to ra thì đồng nghĩa với việc trẻ đã bắt đầu muốn ăn dặm, có hứng thú với đồ ăn khác ngoài sữa mẹ.

 

- Khi bé có thể ngồi được

Đây là điểm quan trọng để xác định xem nên cho bé ăn dặm khi nào. Bé sẽ chỉ ăn dặm được khi cơ thể của bé đã kiểm soát được cổ và đầu. Khi bé có thể ngồi lên và không gặp khó khăn trong việc ngồi - đây là thời điểm thích hợp mẹ cân nhắc cho bé ăn dặm.

> XEM THÊM:

- Thế nào là ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi

- Ăn dặm từ 6-12 tháng chỉ là ăn cho vui, sữa vẫn là chính???

- Mách mẹ thực đơn ăn dặm bé 8 tháng, kích thích trẻ mau lớn

 

2. Tại sao mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm?

Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng nên cho bé ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi. Nếu như ăn dặm sớm trước đó sẽ dễ khiến cho các bé bị rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc. Điều này trực tiếp tác động đến sức khỏe cũng như sự phát triển dài lâu của bé.

Nếu mẹ cho ăn dặm đồng nghĩa với việc bé được bú sữa mẹ ít đi. Các chuyên gia dinh dưỡng đã luôn khẳng định rằng trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé. Nếu bú sữa mẹ ít đi có thể làm cho bé không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết.

Hơn nữa, vì thực đơn ăn dặm của bé thường là tinh bột, đạm và các nhóm chất khác mà tinh bột lại cần tới men Amylase có nhiều trong tuyến bọt, tụy của bé để tiêu hóa. Với những bé dưới 6 tháng tuổi tuyến bọt và tụy của bé rất yếu. Do đó, nó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé. Từ đây, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ở hiện tại và tương lai.

Ngoài ra, cho ăn dặm quá sớm còn làm cho bé bị béo phì và tăng huyết áp. Mới đầu có thể các bé sẽ ăn ít, nôn trớ nhiều nhưng khi đã dần quen thì bé sẽ ăn nhiều hơn dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức mà mẹ không thể kiểm soát. Nếu nó không được mẹ điều chỉnh sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì khi bé trưởng thành. Mặt khác khi mẹ bổ sung các loại thức ăn khác cho bé, lượng natri được đưa vào cao gấp nhiều lần so với sữa mẹ làm cho bé bị bệnh huyết áp.

 

Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm ăn dặm cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé