vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bé bị rôm sảy - Mách mẹ 10 lá dân gian điều trị rôm sảy cho bé

17/04/2024   1390 lượt xem

Rôm sảy là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng trên da làm bé ngứa rát, khó chịu ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con.  Bé bị rôm sẩy với rất nhiều nguyên nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức liên quan đến bệnh rôm sảy cũng như cách điều trị hiệu quả cho bé.

1. Rôm sảy là gì?

Rôm sảy là tình trạng da nổi các bọc mụn bất thường trong điều kiện kiện thời tiết nóng ẩm, xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn dẫn đến mồ hôi và các chất bã bẩn không thể thoát ra ngoài.

 

2. Nguyên nhân bé bị rôm sẩy.

Rôm sảy thường xảy ra ở các vị trí cơ thể có nhiều sự cọ xát như cổ, nách, khuỷu tay, đùi trong. Nguyên nhân chủ yếu là vì lỗ chân lông của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ bị bít tắc ( do bụi bẩn, nhiễm khuẩn..)  mồ hôi và các chất cặn bã không thể thoát ra ngoài dẫn đến ứ đọng trong các ống tuyến bài tiết ở dưới da gây viêm, hình thành các bọc mụn chứa nước gây ngứa, khó chịu cho trẻ. Vậy nên rôm sẩy thường xảy ra vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, cơ thể bé điều nhiệt bằng cách tiết nhiều mồ hôi để hạ nhiệt.

 

Một số nguyên nhân khác gây rôm sảy ở trẻ là:

- Bé mặc một số loại quần áo không thấm hút được mồ hôi, đọng lại nhiều ở da

- Sử dụng một số loại kem bôi da không phù hợp

- Không vệ sinh thân thể tốt cho trẻ, gây tích tụ bụi bẩn trên da

- Mặc quá nhiều quần áo hoặc ngủ trong chăn quá nóng cũng dẫn đến phát ban nhiệt.

 

3. Dấu hiệu nhận biết bé bị rôm sảy, có mấy loại rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy thường gây ra các triệu chứng ở những vùng dễ đổ mồ hôi, như: mặt, cổ, đùi trong…Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Các đốm nhỏ màu trắng hoặc đỏ, mọc sát nhau

- Vùng da bị sảy sưng nhẹ

- Trẻ có biểu hiện ngứa, có thể có sốt, buồn nôn do thân nhiệt mất cân bằng.

 

 

Các dạng rôm sảy ở trẻ bao gồm:

- Miliaria tinh thể: Đây là dạng rôm sảy phổ biến nhất và nhẹ nhất. Dấu hiệu nhận biết đó là mụn sưng nhỏ trong hoặc màu trắng chứa đầy chất lỏng do mồ hôi tích tụ lại, có thể vỡ ra gây loét khi trẻ sờ hoặc gãi vào. Loại phát ban này không ngứa và không gây đau đớn cho bé. 

- Miliaria rubra: Nhiệt gai, loại rôm sảy này xuất hiện sâu hơn ở lớp ngoài của da gây cảm giác ngứa hoặc châm chích cho trẻ. Dấu hiệu nhận biết là:

  1. vết sưng đỏ trên da
  2. Không tiết được mồ hôi ở vùng da bị phát ban
  3. Viêm và đau nhức da vì cơ thể không thể tiết mồ hôi qua bề mặt da
  4. Có thể xuất hiện các mụn mủ

- Miliaria profunda là dạng rôm sảy ít phổ biến nhất. Nó thường xảy ra ở lớp hạ bì, lớp sâu hơn của da. Dấu hiệu là xuất hiện những vết sưng to, cứng và có màu thịt.

 

4. Các yếu tố nguy cơ bé bị rôm sảy

Ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ cũng là phương pháp rất tốt để phòng ngừa rôm sảy cho trẻ. Mẹ lưu ý dưới đây nhé:

- Khí hậu nắng nóng, tăng tiết mồ hôi ở trẻ, bộ máy điều nhiệt chưa cân bằng dễ xảy ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông

- Dùng thuốc gây ra mồ hôi như bethanechol, clonidine và neostigmine

- Trẻ mắc hội chứng Morvan, một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra tiết mồ hôi quá nhiều.

 

5. Những biến chứng của bệnh rôm sảy.

Rôm sảy thường lành tính và tự khỏi khi được quản lý đúng cách. Ngược lại, nếu như không được điều trị đúng phương pháp, rôm sảy có thể gây ra một số biến chứng cho bé như: 

- Nhiễm trùng da: Các tổn thương của rôm sảy có thể bội nhiễm vi trùng tạo ra mụn mủ. Thường do tình trạng ngứa, bé gãi làm trầy xước da nên vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây nhiễm trùng.

- Sốc do nóng: Trong thời tiết nóng, những bé bị rôm sảy dạng sâu trong da thường có nguy cơ bị choáng do nhiệt với biểu hiện: Đau đầu, mạch nhanh, nôn, hạ huyết áp... có thể đưa đến tình trạng nguy hiểm.

Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên thì mẹ cần đưa con ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhé. 

 

6. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa bé bị rôm sảy.

6.1. Điều trị bé bị rôm sẩy

Bệnh rôm sẩy ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn sau vài ngày, vì vậy mẹ có thể điều trị tại nhà cho con. Mẹ có thể tham khảo vài cách hữu dụng sau đây nhé: 

- Chườm lạnh. Sử dụng túi nước đá hoặc vải lạnh có thể giúp trẻ giảm mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa. Lưu ý,hãy nhớ bọc đá trong một cái khăn hoặc tấm vải thật dày, chạm tay để thử nhiệt độ trước khi trườm cho bé.

- Tắm ở nhiệt độ thấp. Tắm nước lạnh hoặc nước ấm cũng có thể giúp bé giảm nhiệt độ trên da và làm dịu cơn ngứa. Mẹ có thể sử dụng sữa tắm gội thảo dược để tẩy sạch chất thừa trên da con, giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn. 

- Sử dụng gel thảo dược trị rôm sẩy cho trẻ như nhựa thông, gel lô hội, gỗ đàn hương hoặc các kem bôi dịu da đặc hiệu cho bé. 

- Sử dụng các lá cây giân dan để tắm cho bé, giúp dịu da, giảm ngứa rất tốt cho trẻ. 

 

 

6.2. Phòng ngừa bé bị rôm sẩy.

- Giữ nhiệt độ trong nhà mát mẻ. Sử dụng quạt hoặc máy điều hòa để làm mát phòng của bé. 

- Cho bé mặc quần áo cotton, rộng rãi để không khí lưu thông tốt hơn trong cơ thể trẻ. Chọn các loại vải nhẹ, thoáng khí, tự nhiên thay vì vải tổng hợp  giúp bé tránh bị kích ứng và luôn thoải mái.

- Tắm rửa sạch sẽ cho con mỗi ngày để tránh tích tụ chất bẩn trên da

- Uống đủ nước, nếu có thể chọn các loại nước thanh nhiệt như: nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen...

 

7. Mách mẹ 10 lá dân gian điều trị bé bị rôm sảy hiệu quả. 

Sử dụng các lá cây dân gian để điều trị rôm sẩy đã không còn xa lạ đối các mẹ nữa, một số loại lá cây có tác dụng diệt khuẩn, dịu da cho bé mẹ có thể tham khảo nhé.

7.1. Lá tràm

Lá tràm được biết đến là loại lá có chứa nhiều tinh dầu, trị rôm sẩy cho bé rất tốt. Mẹ có thể hái 1 ít lá về rửa sạch, nấu nước và lau cho bé; nếu không có lá tràm tươi mẹ có thể dùng tinh dầu tràm pha vào nước tắm của bé. 

7.2. Lá trầu không

Lá trầu không chứa 0,8- 1,8% tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, mẹ lấy tầm 10 lá đem rửa sạch, thái mỏng cho vào nồi nước đun sôi. Để một lúc cho nước trầu tiết ra pha với nước ấm để tắm cho bé. 

 

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn rất tốt

 

7.3. Lá tía tô

Lá tía tô chứa glycoprotein có thể ức chế hoạt động của hyaluronidase và sự phân hủy tế bào mast, nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ do đó trị rôm sảy rất tốt.  Mẹ có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Để nước cốt tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm lại hoặc lau bằng nước ấm cho trẻ.

 

Lá tía tô ức chế các nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ rất tốt

 

7.4. Lá dâu tằm

Lá dâu tằm có tác dụng hạ nhiệt rất hiệu quả, mẹ có thể thực hiện như sau: Lá dâu tằm sau khi đem về, ngâm với nước muối khoảng 15p cho sạch bụi bẩn.Sau đó, cho tất cả lá vào trong một túi vải lớn bỏ vào nồi đổ đầy nước. Đun sôi nước rồi tắt bếp để trong 10p để nước nguội bớt, pha ấm rồi tắm cho bé.

7.5. Lá chè xanh

Lá chè xanh chứa nhiều tanin, các acid tự do có khả năng làm dịu mát da cực tốt. Do đó mẹ có thể lấy 1 nắm lá chè xanh sạch, rửa sạch cho vào nồi nấu với nước. Tắm cho bé  2 – 3 lần/tuần là bé sẽ hết rôm sảy nhanh.

7.6. Cây nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sẩy rất tốt cho bé. Mẹ có thể nấu nước tắm cho con 2-3 lần/tuần. 

 

Cỏ nhọ nồi có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sẩy cho bé

 

7.7.Lá mướp đắng rừng

Mướp đắng có tính mát, vị đắng hay được dùng để nấu ăn hay nấu nước uống giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt. Mẹ lấy khoảng 3 quả mướp đắng, rửa sạch,sau đó xay/giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé. 

7.8. Lá đàn hương

Lá đàn hương có tính hàn, có tác dụng thanh hàn giải nhiệt hiệu quả. Mẹ lấy khoảng 10 lá, giã nhỏ, lọc lấy nước để tắm cho bé.

7.9.Lá kinh giới

Lá kinh giới có vị cay, tính ấm, chứa khoảng 1% tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, dịu da, được dùng chữa rôm sảy rất tốt cho trẻ.

7.10. Lá khế

Lá khế giúp điều trị hăm da, trị mụn nhọt và rôm sảy cho bé cực hiệu quả. Theo đó mẹ chỉ cần dùng một nắm lá khế nhỏ đem ngâm. Sau đó, rửa thật sạch, bỏ phần gân cứng. Đem lá xay nhỏ với một chút muối, lọc bã rồi dùng nước đó pha với nước ấm tắm cho con. 

 

Lá khế giúp điều trị hăm da, trị mụn nhọt và rôm sảy cho bé

 

Tuy nhiên việc điều trị bằng phương pháp dân gian cũng gặp nhiều bất lợi, đặc biệt đối với những mẹ bận rộn công việc hoặc sống ở những  thành phố lớn, việc kiếm được lá và nấu cũng khá bất cập. Đồng thời, đối với những trẻ có da nhạy cảm, việc chọn được lá phù hợp cũng khá khó khăn. 

Vậy nên các mẹ cần phải xác định được con thuộc loại da gì, có nên tắm lá hay không? và cần phải tắm cho trẻ bằng sữa tắm chuyên dụng trước vì các loại lá này không thể hòa tan chất nhờn trên da bởi chúng chỉ có tác dụng làm mát và cung cấp kháng sinh tự nhiên trên da bé.

 

8. Lovin’skin- Bộ đôi dịu rôm sẩy, mẩn ngứa cho bé: Kem bôi dịu da Lovin’skin, Sữa tắm gội thảo dược Lovin’skin. 

Khắc phục được khó khăn từ những phương pháp dân gian trên, mẹ không cần lo lắng vì phải loay hoay đi tìm cách điều trị rôm sảy phù hợp cho con nữa, Lovin’skin đem đến cho bé yêu giải pháp xóa tan rôm sảy với bộ đôi vàng kết

8.1. Sữa tắm gội thảo dược cho bé Lovin’skin

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn COSMOS&ECOCERT, tiêu chuẩn khắt khe về độ an toàn cho làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Với các thành phần từ thảo dược thiên nhiên như dầu hạt hướng dương, chiết xuất hoa cúc la mã, tinh chất nghệ từ công nghệ nano, sữa tắm gội Lovin’skin đảm bảo được sự an toàn, lành tính cho da bé cùng với những công dụng nổi trội như:

- Làm sạch và dịu nhẹ da bé, cải thiện tình trạng bít tắc lỗ chân lông, ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa rất tốt cho trẻ.

- Duy trì độ ẩm tự nhiên, giúp da bé mềm mại, thơm mát.

 

 

Cách sử dụng: Lấy vừa đủ sữa tắm gội vào lòng bàn tay, bông tắm hoặc khăn tắm, tạo bọt và thoa nhẹ nhàng lên da, tóc bé. Xả sạch lại bằng nước. hợp ăn ý giữa kem bôi dịu da và sữa tắm gội thảo dược Lovin’skin. 

 

8.2. Kem bôi dịu da cho bé Lovin’skin

Được ứng dụng từ công nghệ NanoHerb tiên tiến giúp tăng khả năng thẩm thấu gấp nhiều lần, kem bôi dịu da Lovin’skin đem đến các công dụng nổi bật bao gồm:

  • Dưỡng ẩm, làm mềm da, dịu da khi bé bị rôm sẩy
  • Góp phần thúc đẩy tái tạo da mới, phục hồi da hư tổn, mờ thâm và sẹo trên da trẻ.

Đặc biệt với các thành phần như dầu hạnh nhân, vitamin E, chiết xuất yến mạch, tinh chất nghệ…đây đều là những thành phần lành tính, thân thiện với trẻ nên mẹ yên tâm bé sẽ không bị kích ứng khi sử dụng.

 

 

Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh da bằng sữa tắm gội thảo dược và lau khô, thoa kem trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy và xoa nhẹ nhàng cho đến khi kem thẩm thấu hoàn toàn. Có thể sử dụng nhiều lần trong ngày. 

 

Vừa rồi là những cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé mà mẹ có thể áp dụng. Tùy thuộc điều kiện của mẹ cũng như cơ địa da của bé mà mẹ lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Hãy theo dõi  VHN Bio để có những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc da cho con yêu mẹ nhé. 

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé