Tăng cân là một trong những dấu hiệu cho thấy sự phát triển tốt và khỏe mạnh ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ lo lắng khi có con gặp tình trạng chững cân, chậm tăng cân. Vậy nguyên nhân bé chậm tăng cân là do đâu và làm thế nào để cải thiện? Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây!
Mỗi trẻ nhỏ sẽ có một biểu đồ tăng trưởng riêng, miễn là chúng khỏe mạnh và ăn uống tốt. Tuy nhiên, nếu bé chậm tăng cân hoặc tăng giảm không ổn định, chững cân dài ngày thì ba mẹ cần xem xét lại về vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của con.
Sự tăng trưởng và phát triển của các em bé là không giống nhau, nhưng việc tăng cân có xu hướng tuân theo một mô hình khá nhất quán. Trẻ sơ sinh có thể giảm tới 10% trọng lượng trong năm ngày đầu đời. Sau đó, khi trẻ được 10 ngày đến 2 tuần tuổi, chúng sẽ lấy lại cân nặng ban đầu. Khoảng ba tháng tiếp theo, trẻ tăng khoảng 30 - 40g/ ngày, tương đương 0,9 - 1,2kg/ tháng. Đa phần các bé sẽ tăng gấp đôi trọng lượng khi sinh chỉ sau 4 tháng và tăng gấp ba khi được 1 tuổi. Từ 1 tuổi trở đi, cân nặng của con tăng trung bình 1 - 2kg mỗi năm.
Bé chậm tăng cân không phải lúc nào cũng là vấn đề cần lo lắng, đơn giản chỉ là con chậm hơn những đứa bé khác một chút. Ba mẹ hãy yên tâm nếu con vẫn phát triển bình thường và đảm bảo các chỉ số sức khỏe:
- Tăng trưởng với tốc độ ổn định. Đảm bảo chiều cao, cân nặng chuẩn
- Trẻ tự thức dậy và đòi ăn 8 - 12 lần một ngày
- Số lượng tã cần thay tương đương với các trẻ khác
Ba mẹ cần chú ý và bắt đầu có các phương án cải thiện khi bé chậm tăng cân với các dấu hiệu:
- Bé không tự lấy lại được cân nặng trong vòng 10 - 14 ngày sau khi sinh
- Bé 3 tháng tuổi tăng ít hơn 30 gram mỗi ngày
- Bé từ 3 - 6 tháng tuổi tăng ít hơn 20 gram mỗi ngày
- Bé đang phát triển ổn định đột nhiên ngừng lại hoặc tốc độ giảm mạnh
Tăng cân chậm gây cản trở sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời, khi mà não bộ hình thành và phát triển tốt nhất. Bé chậm tăng cân kéo theo chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ. Do đó, ba mẹ cần sớm phát hiện và can thiệp kịp thời.
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng bé chậm tăng cân, bất kể lý do gì cản trở trẻ tiếp cận đến thức ăn hoặc khả năng tiêu hóa thức ăn đều ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Bé chậm tăng cân là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe hoặc dinh dưỡng hiện tại.
Theo nguyên tắc, để tăng cân được thì tổng lượng calo nạp vào của bé phải lớn hơn lượng calo tiêu thụ. Do đó, việc không tăng cân là do 3 nhóm lý do:
- Bé không nạp đủ lượng calo
- Bé không hấp thu đủ lượng calo nạp vào
- Bé tiêu thụ lượng calo nhiều hơn nạp vào
- Sữa và chất lượng sữa không đảm bảo:
Trong 6 tháng đầu, nguồn dinh dưỡng của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sữa, nếu bé không đảm bảo đủ lượng sữa mỗi ngày sẽ chậm tăng cân.
Tuy nhiên, một số trẻ vẫn bú đủ vẫn có thể chậm tăng cân, nguyên nhân đến từ chất lượng sữa. Sữa mẹ có thể không đảm bảo dinh dưỡng do chế độ ăn uống kiêng khem. Sữa công thức mẹ chọn cho con không phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của bé; hoặc pha không đúng tỷ lệ dẫn đến giảm hàm lượng dinh dưỡng.
- Bé gặp vấn đề nhai nuốt:
Bé sinh non, thiếu cân hoặc gặp một số bệnh lý ở miệng, bệnh Down thì hoạt động mút, nhai hay nuốt gặp khó khăn nên hạn chế lượng sữa, thức ăn có thể nạp vào cơ thể.
- Bé biếng ăn, lười ăn:
Trẻ từ chối ăn, ăn ít hơn nhu cầu của cơ thể nên không đảm bảo cung cấp đủ lượng calo. Biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động.
- Mẹ sai lầm trong chế độ ăn cho con:
Nhiều bố mẹ cho rằng cứ ăn nhiều là tốt, bé sẽ tăng cân đều. Khi bé chậm tăng cân, ba mẹ thường cho bé ăn nhiều đạm (thịt, cá), nhiều cơm/cháo. Thực tế, chế độ ăn tốt nhất cho con phải đa dạng và cân bằng, phù hợp với nhu cầu của con. Thay vì ăn nhiều, mẹ cần chú ý đến hàm lượng dinh dưỡng và cách chế biến thực phẩm.
- Bé thiếu vitamin và khoáng chất:
Các vi chất chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Tiêu biểu nhất phải kể đến kẽm, sắt, selen, vitamin B, vitamin C vừa giúp con ăn ngon miệng, vừa tăng cường chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, cải thiện tốt cho bé chậm tăng cân.
Các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản gây nôn,... đều gây khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng, bé không đủ lượng calo nên chậm tăng cân. Tình trạng dị ứng, không dung nạp thực phẩm và các rối loạn chuyển hóa galactose, phenylalanin, hạ đường huyết,… cũng ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa thức ăn và dinh dưỡng.
Một trong những nguyên nhân ba mẹ ít chú ý đến hơn là trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) và bị chúng cạnh tranh nguồn dinh dưỡng trong cơ thể.
Vấn đề này thường xảy ra ở những trẻ hiếu động, tốc độ trao đổi chất lúc này diễn ra nhanh chóng tiêu thụ lượng lớn calo nạp vào. Ngoài ra, những bé sinh non hoặc mắc bệnh tim cũng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn trẻ bình thường và cần cung cấp nguồn thức ăn dồi dào hơn.
Ba mẹ nào cũng muốn con mình tăng cân khỏe mạnh bởi cân nặng là yếu tố đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của một đứa trẻ. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ lo lắng thái quá dẫn đến việc tìm mọi cách để giúp con tăng cân, thúc ép bé ăn không khoa học. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của bé mà còn có thể gây thừa cân, béo phì.
Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về những thay đổi nhỏ trong chăm sóc dinh dưỡng cho bé chậm tăng cân dưới đây có thể giúp ba mẹ phần nào trong vấn đề này.
- Đảm bảo nguồn sữa đủ và chất lượng:
Trẻ khỏe mạnh và đủ tháng, bú mẹ hoàn toàn mỗi cữ sẽ cách nhau 2 - 3 giờ, bú sữa công thức là khoảng 3 - 3,5 giờ. Khi trẻ lớn, dung tích dạ dày tăng mẹ có thể giãn cữ và cho con bú lượng sữa nhiều hơn vào mỗi cữ. Nếu sữa mẹ không đảm bảo được nhu cầu của trẻ thì mẹ dặm thêm sữa công thức phù hợp.
- Xây dựng chế độ ăn dặm đa dạng, cân bằng dinh dưỡng
Trẻ từ 6 tháng có thể bắt đầu tập ăn dặm, trẻ càng lớn thì dinh dưỡng phụ thuộc vào bữa ăn càng nhiều hơn. Bữa ăn của trẻ cần cân bằng 4 nhóm chất tinh bột - chất đạm - chất béo - chất xơ và bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất.
Bên cạnh đó, mẹ chú ý cách chế biến sao cho thức ăn đảm bảo dinh dưỡng, biến tấu các món ăn để không gây nhàm chán cho con, con hứng thú với việc ăn uống. Ba mẹ tránh ép con ăn, không cho con ăn rong hay xem tivi điện thoại trong khi ăn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
- Tẩy giun định kỳ
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé chậm tăng cân. Mẹ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần cho trẻ từ 1 tuổi.
- Khuyến khích con vận động
Vận động giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, trẻ nhanh đói ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Với trẻ đã biết đi mẹ nên dành thời gian cho bé ra ngoài vui chơi, chạy nhảy, tập thể dục sẽ giúp con phát triển toàn diện, tăng cân khỏe mạnh
- Cải thiện vị giác và chức năng tiêu hóa
Cải thiện vị giác giúp bé ăn uống ngon miệng hơn bằng cách bổ sung các vi khoáng kẽm, selen, lysine… Hệ tiêu hóa là trung tâm xử lý thức ăn, hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng cho sức khỏe của trẻ. Các vitamin B và sắt, kẽm đều hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ chú ý các thực phẩm giàu chất xơ cho con, có thể bổ sung men vi sinh cân bằng hệ khuẩn đường ruột.
Bộ đôi Scumin và Smarty là lựa chọn hoàn hảo dành cho mẹ, giải pháp bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật hiệp đồng tác dụng cùng các dưỡng chất quan trọng.
Scumin bổ sung Kẽm hữu cơ sinh học từ tinh chất mầm đậu xanh, EX-CUMIN® độc quyền cùng các dưỡng chất lysin, beta-glucan… giúp con ăn uống ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Smarty bổ sung Sắt hữu cơ sinh học từ mầm đậu đen, không gây nóng trong và táo bón, cùng với bộ vitamin nhóm B, vitamin C hiệp đồng tác dụng giúp bé tăng cân nhanh nhờ tăng cường chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng.
Sản phẩm ứng dụng công nghệ Bio Organic Hoa Kỳ làm giàu vi khoáng và tăng khả năng hấp thu đến 95%, không để lại tồn dư trong cơ thể. Scumin & Smarty được PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đánh giá cao về tính hiệu quả, an toàn lành tính nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Để tìm hiểu kỹ hơn về bộ đôi sản phẩm Scumin và Smarty, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé