Trẻ nhỏ luôn luôn là mối quan tâm lớn nhất của các bậc làm cha làm mẹ. Mặc dù cuộc sống ngày nay điều kiện kinh tế phát triển, dinh dưỡng dầy đủ thế nhưng tỷ lệ trẻ thiếu cân, chậm tăng cân vẫn rất cao. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu và cách cải thiện thế nào, mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu bài viết sau đây:
1. Nguyên nhân trẻ em chậm tăng cân
Một số nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân như sau đây:
- Cách pha sữa cho bé không đúng công thức
Mẹ pha sữa bột, sữa công thức cho con trẻ quá loãng, chưa đủ số lượng sữa cần thiết để cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể của bé, điều này cũng khiến con tăng cân chậm. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý pha sữa đúng với công thức đã in trên nhãn hộp sữa để bảo đảm cung cấp đủ dưỡng chất cho bé hấp thu.
- Hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề
Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ đang gặp một số vấn đề như rối loạn tiêu hóa, táo bón, khó tiêu,... chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm lớn. Các bậc cha mẹ nên đưa bé đi khám hệ tiêu hóa, để tìm hiểu nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, phù hợp nhất với cơ thể của trẻ.
- Giun tấn công khiến trẻ tăng cân chậm
Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị giun ghé thăm. Khi bị giun ký sinh trong đường ruột, trẻ tăng cân chậm hơn so với bình thường, do chất dinh dưỡng cung cấp vào đường ruột đều bị giun hút bớt. Hãy cho bé đi khám đường ruột thường xuyên và tẩy giun theo định kì hoặc theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ con nhỏ tốt hơn.
- Trẻ nạp quá nhiều lượng đạm vào cơ thể
Nhiều phụ huynh lầm tưởng cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu đạm sẽ nhanh tăng cân và giúp con phát triển toàn diện. Tuy nhiên nếu trẻ ăn quá nhiều chất đạm sẽ tạo ra một dạng chất trung gian gây độc, khiến gan và thận của bé phải hoạt động quá sức, dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn, táo bón. Mẹ lưu tâm trẻ từ 1-3 tuổi chỉ nên nạp 28-30g chất đạm/ngày vào cơ thể (tương đương 100-120g thịt/cá nạc).
- Chỉ nước hầm xương là chưa đủ
Hầu hết các mẹ đều nghĩ rằng ninh xương lấy nước nấu cháo cho con là đủ chất dinh dưỡng tinh túy có trong nước cháo. Thực chất, nước cháo có vị ngọt và mùi thơm vẫn chưa đủ dưỡng chất, vì chất đạm vẫn còn lại bên trong xác thịt. Vậy nên, các mẹ hãy cho con trẻ ăn cả xác thịt để bé hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng.
- Thường xuyên cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều bậc cha mẹ không có thời gian nấu cháo dinh dưỡng và đồ ăn cho con nhỏ. Một số phụ huynh thường xuyên mua cháo từ bên ngoài mang về cho con ăn vừa nhanh chóng lại tiện lợi. Điều này có thể gây hại cho con nhỏ nếu cháo dinh dưỡng bên ngoài không rõ nguồn gốc, được nêm nếm nhiều mì chính để có vị ngọt, cùng một số phụ gia, ít dinh dưỡng sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Tốt nhất, cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian tự chế biến đồ ăn cho con mỗi ngày để bảo đảm sức khỏe và sự phát triển của bé.
2. Phương pháp cải thiện khi bé nhẹ cân
- Đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên về y khoa Nhi
Trong vòng từ 2 đến 3 tháng, cha mẹ nên theo dõi sức khỏe cân nặng của bé. Nếu không thấy dấu hiệu tăng cân, cha mẹ cần phải đưa em bé đi khám bác sĩ. Những bác sĩ chuyên về y khoa Nhi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ những nguyên nhân do đâu mà em bé chậm tăng cân. Bởi khi ta tìm được nguyên nhân gây ra lý do làm cho em bé không tăng cân, thì cha mẹ sẽ biết cách và điều trị triệt để, nhằm giúp trẻ tăng cân trở lại.
- Thay đổi chế độ ăn uống của bé
Việc ăn uống cũng là một việc quan trọng trong việc giúp trẻ tăng cân trở lại. Và cha mẹ cần phải chú ý với chế độ thức ăn cần phải phù hợp theo từng độ tuổi. Theo các chuyên gia, với những trẻ trên 1 tuổi, thay vì cha mẹ cho bé uống sữa công thức thì phụ huynh nên cho bé uống sữa tươi. Tuy những thành phần trong sữa tươi không đầy đủ giống như trong sữa bột nhưng những thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi rất dễ hấp thụ và đây cũng là cách làm cho trẻ tăng cân nặng.
Một trong những yếu tố quan trọng khác đó là nằm ở bậc phụ huynh. Vì trong thời kì bé bị nhẹ cân, cha mẹ nên tạo mọi yếu tố thuận lợi để giúp cho các bé ăn uống dễ hơn, cha mẹ nên làm trò để tạo ra không khí vui vẻ trong buổi ăn của trẻ. Cha mẹ cần tránh việc ép em bé ăn theo những suy nghĩ và nhu cầu của người lớn. Bởi như vậy sẽ vô tình đặt áp lực tâm lý, làm cho các bé sẽ rất sợ ăn uống.
- Chế biến thức ăn
Với những em bé quá khó khăn trong vấn đề ăn uống, thì phụ huynh chúng ta nên chế biến những thức ăn theo dạng lỏng, thật mềm để bé dễ tiêu. Ví dụ như: cháo dinh dưỡng, các loại súp mà các bé thích hoặc những loại sữa và chia nhỏ thật nhiều bữa ăn. Làm sao để lượng sữa, lượng thức ăn, thật hài hòa với nhau. Tiếp đến, phụ huynh hãy nhớ nên tăng số lần ăn và cả số lần bú. Như vậy mới đảm bảo cho bé có một chất dinh dưỡng tốt.
Một trong những khuyến cáo mà các bậc phụ huynh nên để ý đó là: Với những trẻ từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ nên bổ sung men vi sinh cho các con theo đường tiêu hóa, mà cách dễ dàng nhất đó là cho bé ăn sữa chua hoặc yaourt. Mục đích của việc này là giúp hệ tiêu hóa của bé tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái, VHN Bio xin giới thiệu với cha mẹ sản phẩm Scumin - Scumin là công thức nâng cấp giúp bổ sung các vi chất thiết yếu và các dưỡng chất quý giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:
- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.
- Khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao.
- Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ.
- An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.
- Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.
- Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.
Để được hướng dẫn sử dụng Scumin đúng tình trạng với liều lượng và liệu trình phù hợp, mời các bậc phụ huynh liên hệ về Hotline 1800.6585 hoặc nhắn tin về Fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, để được các dược sĩ dày dạn kinh nghiệm tư vấn thêm.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé