Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh này lây nhiễm qua đường nào? Trong khu vực nhà em đang ở, vừa có em bé 3 tuổi bị bệnh này, dẫn đến tử vong. Địa phương đã cho xịt thuốc gần khu vực này. Như vậy, chính xác những biện pháp nào em nên áp dụng để chống bệnh này? Những dấu hiệu khi mắc bệnh tay chân miệng là gì? Lứa tuổi như em có mắc bệnh này không? Khi đã mắc bệnh này thì chữa bệnh như thế nào?
Nỗi lo của các phụ huynh vào giai đoạn chuyển mùa đang đến gần. Bệnh tay chân miệng ở trẻ đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Để nhận biết chính xác căn bệnh này ở trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời, đòi hỏi bố mẹ phải có được những kiến thức cơ bản về triệu chứng, biểu hiện cũng như dấu hiệu của bệnh tay chân miệng.
Bé yêu của bạn bỗng mắc các triệu chứng: Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, nổi ban đỏ ở mông, lòng bàn chân, bàn tay, loét miệng… Đây có thể là bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Bệnh do vi rút gây ra, thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để có những cách chăm sóc cho con yêu đúng và kịp thời nhất nhé.
1. Bệnh tay chân miệng là gì ?
Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh.
- Đối tượng nào có nguy cơ mắc tay chân miệng ?
Bệnh Tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn.
Trẻ em có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh bởi chúng có ít kháng thể hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch, nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn.
2. Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ em
- Trẻ bị bệnh chân tay miệng thường bị sốt nhẹ, chán ăn, nổi ban đỏ trên da, ho, đau họng, đau bụng,..
- Ban đỏ nổi trên da là dấu hiệu đặc trưng của bệnh chân tay miệng. 1-2 ngày.
- Sau khi trẻ bắt đầu phát bệnh. Cha mẹ sẽ thấy xuất hiện trên da trẻ có những nốt ban hồng có đường kính vài milimet.
- Tiếp đó các nốt này sẽ trở nên mọng nước. Những nốt ban đỏ thường nổi trên các lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân và mông.
- Thường thì các nốt ban có kích thường 2-5mm thì có hình bầu dục và ở giữa sẽ có màu xám sẫm.
- Các vết ban đỏ nổi thương sẽ không gây cho bé cảm giác đau và ngứa. Dấu hiệu này có thể kéo dài đến 10 ngày. Trong trường hợp các vết ban đỏ xuất hiện xung quanh miệng sẽ gây ra loét miệng.
- Những vết loét thường nằm ở trên lưỡi, trong miệng, trong vòm họng và có đường kính từ 4-8mm. Các vết loét này gây cho bé khó khăn khi nuốt.
- Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu bệnh rất dễ nhầm tưởng với bị viêm loét miệng thông thường. Bởi vậy mà bố mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán đúng bệnh.
- Với những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng hữu ích ở trên. Sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có thể phát hiện kịp thời và phòng tránh bệnh cho bé yêu nhà mình.
3. Con đường lây bệnh và “thuốc” đặc trị
- Tay chân miệng lây truyền theo đường tiêu hóa và có khả năng gây thành dịch lớn, nguyên nhân là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
- Tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có dấu hiệu suy tuần hoàn, hô hấp.
4. Phòng và điều trị tay chân miệng cho bé yêu
Phòng bệnh
- Cho bé nghỉ ngơi ở nhà, không cho bé tiếp xúc với các trẻ khác cho đến khi bé khỏi bệnh.
- Rửa tay thường xuyên và duy trì việc vệ sinh cá nhân là cách bảo vệ tốt nhất.
- Bạn và mọi người trong gia đình bạn phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc sau khi ăn.
- Rửa, khử trùng đồ chơi và các đồ vật khác mà bé tiếp xúc.
- Giặt quần áo, drap trải giường, chăn màn bằng xà phòng và nước nóng, phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ.
Điều trị
Bệnh không có vắc xin dự phòng. Các biện pháp phòng bệnh vẫn được xem là cơ bản.
- Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh. Việc này giúp con tránh bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước. Nước lạnh hoặc sữa là sự lựa chọn lý tưởng cho trẻ mắc bệnh này. Nếu bé khó nuốt, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần của bé ra và cho bé ăn từng chút một. Ngoài ra, những thực phẩm lạnh như kem hoặc thạch cũng rất có ích cho trẻ bị bệnh này.
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, cay hoặc chua nếu miệng bé bị tổn thương. Những loại thực phẩm dạng này có thể khiến các vết loét của trẻ thêm trầm trọng hơn.
- Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, giữ cho các cùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng.
- Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách.
- Bạn có thể bôi Xanh methylen lên các vết loét giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ.
- Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
5. Biến chứng nguy hiểm không thể bỏ qua
- Mất nước: Đây là biến chứng phổ biến nhất.
- Viêm màng não: Trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ bị viêm màng não nếu virus xâm nhập vào màng hoặc dịch não tủy.
- Viêm não: Tình trạng này thường do nhiễm virus gây ra và là một tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng và có thể gây rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, thậm chí tử vong. Tin vui cho bạn, viêm não là một biến chứng hiếm gặp.
- Mất móng tay và móng chân: Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể gây ra những biến chứng này. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng một vài tuần sau khi trẻ bị bệnh. Cho đến nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa chắc chắn được rằng việc móng tay và móng chân bị mất có phải là do bệnh gây ra. Tuy nhiên, trong một bản báo cáo, việc mất móng chân và móng tay chỉ là tạm thời và không cần điều trị.
Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày, bất luận thế nào cũng không thể chủ quan. Qua bài viết trên có lẽ đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc tốt cho bé yêu, phát hiện kịp thời và biết cách phòng tránh tay chân miệng.
Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái, đặc biệt giúp cho các bạn nhỏ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện, VHN Bio xin giới thiệu với cha mẹ sản phẩm Scumin - Scumin là công thức nâng cấp giúp bổ sung các vi chất thiết yếu và các dưỡng chất quý giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:
- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.
- Khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao.
- Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ.
- An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.
- Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.
- Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.
Để được hướng dẫn sử dụng Scumin đúng tình trạng với liều lượng và liệu trình phù hợp, mời các bậc phụ huynh liên hệ về Hotline 1800.6585 hoặc nhắn tin về Fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, để được các dược sĩ dày dạn kinh nghiệm tư vấn thêm.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé