vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bí quyết để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

26/10/2019   2316 lượt xem

Là phụ nữ, ai cũng hạnh phúc vô bờ khi đón nhận tiếng khóc chào đời của con yêu. Thiên chức làm mẹ khiến họ chắm sóc con yêu từng chút một. Chỉ cần một “sự cố” lạ cũng khiến mẹ muôn phần lo lắng. Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa chính là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện của bé. Thử tưởng tượng cơ thể trẻ nhỏ như một cây non thì hệ tiêu hoá chính là việc cây được hấp thụ nước và quang hợp đều đặn, khiến cây phát triển cứng cáp khoẻ mạnh và chống được các loại sâu bệnh. Khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, bé sẽ ăn kém, hấp thu kém hoặc không đào thải chất cặn bã được. Nhất là trong giai đoạn vàng, hệ tiêu hoá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của bé trong tương lai.

 

 

Dấu hiệu chức năng tiêu hóa gặp trục trặc

 

 

Nếu chức năng của ruột kém thì bé sẽ chậm tiêu hóa gây ra các tình trạng chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, ăn khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy, phân sống, quấy khóc khi ăn, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng …

 

 

 

 

Do đâu mà trẻ tiêu hóa không tốt ?

 

 

-  Các cơ quan và chức năng trong hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Trong những năm đầu đời các cơ quan đều chưa được hoàn thiện và hoạt động đúng lập trình. Đồng thời mọi cơ chế tự bảo vệ đều rất mong manh nên rất dễ bị  tổn thương. Cụ thể: Tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển, niêm mạc dạ dày tiết axit tiêu hóa  và enzyme ít hơn người lớn, thành ruột trẻ cũng mỏng nên hơn nên việc tiêu hóa không được tốt như người lớn.

 

-  Mẹ cho bé bú và chế độ ăn chưa khoa học và đúng cách: Điều mẹ cần chú ý đến đó chính là thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, khoảng cách các bữa ăn cần hợp lý, tránh thay đổi đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi dẫn đến nôn trớ, đầy hơi, trướng bụng, táo bón, sống phân, ….

 

 

-  Tự động sử dụng kháng sinh và thuốc gây ảnh hưởng đến cân bằng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa: Trẻ thường mắc phải các bệnh đường hô hấp mỗi khi thay đổi thời tiết. Việc sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh dài ngày sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng bé chán ăn, tiêu hóa không tốt.

 

-  Không bổ sung lợi khuẩn cho trẻ đúng cách: lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa là vô cùng quan trọng, một trong số đó là probiotic và prebiotic giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu cho bé. Sau khi bé ốm dậy hoặc uống kháng sinh sau mỗi đợt bị bệnh, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho bé một cách hợp lý.

 

 

Bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ không khó

 

 

-  Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, hạn chế chứng táo bón, ngăn ngừa và điều trị một số rối loạn như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu … giúp cân bằng nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Những thực phẩm giàu chất xơ như: đu đủ, chuối, táo, rau xanh, các loại hạt … mẹ có thể chế biến dưới dạng món ăn hấp dẫn cho trẻ.

 

 

-  Cho bé uống đủ nước: Nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa. Uống nước đều đặn hàng ngày là một trong những cách dễ làm và hiệu quả để cải thiện hệ tiêu hóa của bé.

 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung nước vì sữa mẹ đã cung cấp đủ nước cho trẻ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi - 1 tuổi, mẹ có thể bổ sung từ 40ml - 100ml cho trẻ tùy theo từng giai đoạn. Trẻ trên 1 tuổi, mẹ tùy thuộc vào cân nặng của trẻ để bổ sung.

 

-  Cho bé ăn dặm đúng thời điểm: Đó là ăn đúng độ tuổi, thời gian ăn hợp lý, cân đối. Một số mẹ vì nóng vội con nhỏ hơn so với trẻ cùng tuổi hoặc thấy con có vẻ phát triển nhanh hơn trẻ khác, lập tức cho con ăn dặm khi con mới 4 - 5 tháng tuổi. Điều này vô cùng tai hại, ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của con.


Dạ dày trẻ 4 - 5 tháng tuổi mới chỉ phát triển hơn quả dâu tây một chút và chỉ chứa được 60 - 90ml/cữ sữa, đồng thời thành phần dịch vị dạ dày của trẻ còn yếu, chưa tốt như người lớn nên không thích hợp để tiêu hóa hay hấp thụ protein, các dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ. Do đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, dẫn đến con dễ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của con.


Tốt nhất, mẹ nên cho con ăn dặm khi con 6 tháng tuổi. Lúc này, dạ dày cũng như ruột của trẻ đã phát triển tốt hơn, có thể hấp thu dưỡng chất và tiêu hóa được các thực phẩm ngoài sữa mẹ.

 

-  Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn: Mẹ hãy đảm bảo thức ăn của bé luôn được chế biến từ nguyên liệu sạch, an toàn và tươi ngon. Nên cho bé ăn từng bữa tách biệt, hạn chế tình trạng hâm đi hâm lại thức ăn để đảm bảo sự tươi ngon.

 

-  Thời gian ăn uống hợp lí, đều đặn: Đừng cho trẻ ăn bất kỳ thời gian nào mẹ thích hoặc thời gian mẹ rảnh rỗi, bởi điều này chỉ khiến hệ tiêu hóa của trẻ rối loạn và mất cân bằng. Mẹ cần lên lịch ăn uống cụ thể cho trẻ. Nên cho trẻ ăn sáng sau 7 giờ, vì đây là thời điểm cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Ăn trưa cách giờ sáng khoảng 4 - 5 giờ, ăn tối trước khi đi ngủ 2 tiếng để bụng không bị đau vì khó tiêu. Mẹ có thể cho trẻ ăn thêm 1-2 bữa phụ với đồ ăn nhẹ như sữa chua, trái cây...

 

 

Trong những năm đầu đời việc tiêu hóa của trẻ quyết định rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí não. chính vì tầm quan trọng đó nên các mẹ lưu ý ghi nhớ những bí quyết giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, để tạo đà cho trẻ phát triển khỏe mạnh về sau.

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé