Trong thời gian mang bầu, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi nhất là sự suy yếu của hệ miễn dịch nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài. Vì vậy tăng cường sức khỏe cho bà bầu là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và giúp thai nhi phát triển ổn định. Cùng VHN Bio tìm hiểu các cách làm tăng sức khỏe cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả dưới đây.
Tăng cường sức khỏe cho bà bầu không đơn giản chỉ là việc luyện tập thể dục hay tăng cường khẩu phần ăn mà nó còn phải đảm bảo đúng chuẩn về mặt y khoa. Bởi sức khỏe thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn, tập luyện và tâm lý của người mẹ. Chính vì thế, để tăng sức đề kháng cho bà bầu chúng ta cần phải quan tâm một cách tổng quát về tất cả các phương diện của bà bầu.
Theo khuyến cáo của bộ y tế, khi mang thai, bà bầu nên tăng cân, tốt nhất là từ 10-12kg để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động chuyển hóa và phát triển của thai nhi. Không nên tăng quá nhiều vì mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ, con lớn và quá trình chuyển dạ gặp nhiều khó khăn. Đối với những bà mẹ không tăng đủ cân trẻ thường yếu và tỉ lệ sinh non rất cao. Chính vì thế, đảm bảo dinh dưỡng theo một chế độ hợp lý sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh.
Đối với chế độ ăn khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những điểm sau:
- Tăng số bữa ăn và số lượng khẩu phần ăn trong mỗi bữa. Nên tăng ít nhất là 1/ 4 lần so với các giờ ăn thông thường.
- Tăng cường cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua thức ăn như thịt, tôm, các, sữa, trứng, đậu lạc, vừng, dầu ăn, rau củ quả tương. Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng có lợi cho thai kỳ dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ, các chuyên gia y tế.
- Hạn chế ăn mặn, nên thay đổi nhiều món ăn với các cách chế biến khác nhau để tăng cảm giác ngon miệng và vui vẻ trong mỗi bữa ăn.
- Tránh tới tuyệt đối việc hút thuốc lá và sử dụng rượu hay đồ uống có cồn.
- Trong khi mang bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ không nên dùng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
- Nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa và nhuận tràng.
> XEM THÊM:
- Thế nào là một chế độ ăn uống lành mạnh?
- Thế nào là một cơ thể khỏe mạnh?
- Hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe
Tiêm phòng vacxin là một trong những chỉ định bắt buộc khi bạn mang thai. Đây cũng là cách tốt nhất giúp các bà bầu phòng tránh các bệnh lý dễ mặc phải do suy giảm miễn dịch của cơ thể. Không những thế, tiêm vacxin là biện pháp dự phòng làm giảm tỷ lệ các dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Tiêm phòng vacxin uốn ván được thực hiện theo quy định của bộ y tế. Mũi đầu tiên được tiên vào lúc bắt đầu thai nghén ở bất kỳ tháng nào. Mũi tiếp theo được tiêm cách mũi đầu ít nhất một tháng và cách ngày dự sinh ít nhất một tháng. Bên cạnh đó, còn có những quy định khác đối với những người đã tiêm phòng uốn ván trước đó mà bạn có thể tham khảo tại trang web của bộ y tế.
Ngoài tiêm phòng, việc khám thai định kỳ và sử dụng một số loại thuốc thiết yếu như acid folic, sắt cũng là một cách để tăng sức đề kháng cho bà bầu. Nên uống sắt/ folic ngày 1 viên từ khi mang thai cho tới 6 tuần sau sinh. Ít nhất là 90 ngày trước sinh.
Mang thai cộng thêm làm việc nặng nhọc là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc sảy thai, sinh non ở nước ta. Đối với các bà bầu thì:
- Không nên làm việc nặng, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ.
- Không nên mang vác nặng hoặc vận chuyển xa.
- Không làm việc trong môi trường độc hại hoặc khí hậu khắc nghiệt như giữa trời nắng, mưa.
- Không nên để bà bầu bị stress.
- Tránh việc đi lại xa trong thời gian gần ngày dự sinh.
- Cẩn thận trong quan hệ tình dục.
Mang thai, hệ miễn dịch suy yếu nên cơ thể dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt là vùng kín của phụ nữ. Nếu không được chăm sóc tốt, vùng kín dễ bị viêm nhiễm là tăng khả năng sinh non, sảy thai hay nặng hơn là dị tật cho thai nhi. Quan trọng, nếu bị viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai, việc điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nên tốt nhất là dự phòng bằng cách:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
- Mặc quần áo rộng và thoải mái.
- Sống trong môi trường không khí trong lành.
- Duy trì cuộc sống hôn nhân thoải mái, tránh căng thẳng…
Ngoài ra, mẹ bầu trong thời kỳ mang thai cũng nên bổ sung thêm các chế phẩm, thực phẩm chức năng cung cấp các vi dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi như sắt, kẽm, omega3, canxi,...
Tăng cường sức khỏe cho bà bầu là kiến thức cần biết, không chỉ cho bà bầu mà còn cho cả những người thân trong gia đình khi chăm sóc mẹ bầu mang thai. Hy vọng bài viết trên của VHN Bio đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp về chế độ dinh dưỡng hay các vấn đề sức khỏe, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé