Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ biếng ăn là nỗi vất vả của nhiều bậc cha mẹ. Khi bé yêu mắc chứng biếng ăn bệnh lý, bạn thường có xu hướng ép con ăn. Việc này thường không đưa lại kết quả khả quan.
Khi bạn bị ốm bệnh, bạn ăn có ăn được nhiều, có ngon miệng không?" - Nếu câu trả lời là KHÔNG thì con của bạn cũng vậy đấy!
Khác với việc con đang khỏe mạnh bình thường bỗng dưng chán ăn, bỏ ăn thì khi trẻ bị bệnh, cơ thể thường rất yếu, mệt mỏi nên có cảm giác chán ăn... từ đó dẫn đến tình trạng lười ăn, biếng ăn. Những trường hợp như vậy thường được gọi là "biếng ăn bệnh lý". Muốn giải quyết tận gốc tình trạng biếng ăn, cần xác định và xử lý đúng nguyên nhân vì biếng ăn không phải là căn bệnh “vô phương cứu chữa”.
Dù là biếng ăn sinh lý hay biếng ăn bệnh lý thì bất kể khi nào con có dấu hiệu ăn ít hơn so với bình thường, ăn không ngon miệng, bỏ ăn... cũng có thể khiến các mẹ bỉm sữa lo lắng sốt vó thậm chí còn stress, sốt sắng cầu cứu tứ phương. Khi con biếng ăn do bệnh lý, nỗi lo đó còn được nhân lên gấp đôi khi mẹ phải đón nhận combo: Con ốm bệnh cộng với biếng ăn, và mẹ sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn của những câu hỏi: "Con không ăn thì sao khỏi bệnh?", "Làm sao để trẻ bị bệnh mà vẫn ăn tốt?"... để giải quyết các câu hỏi này trước tiên, các mẹ bỉm phải trả lời được câu hỏi: "Làm sao để biết con biếng ăn do bệnh lý?" sau đó là "Với bệnh lý này thì bố mẹ nên làm gì để giúp con?".
> XEM THÊM:
-Giải pháp nào cho bé biếng ăn? Cùng bố mẹ “vượt chướng ngại vật”
-5 điều quan trọng để nuôi dưỡng thói quen ăn uống tốt ở trẻ biếng ăn
-Mẹ đã biết: 5 mức độ của biếng ăn chưa?
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
Định nghĩa biếng ăn bệnh lý và cách phân biệt tình trạng này với các thể biếng ăn khác sẽ được bật mí sau đây:
Biếng ăn bệnh lý là kiểu biếng ăn nghiêm trọng nhất do tác động của các bệnh lý ở trẻ. Biếng ăn là dấu hiệu thường thấy khi trẻ mắc bệnh. Bệnh có thể nhẹ hoặc nặng, cấp hoặc mãn tính như khó tiêu, đau họng, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm loét dạ dày…. Đặc biệt, sự thay đổi sinh lý như mọc răng có thể làm tổn thương răng miệng, loét vùng miệng họng cũng khiến trẻ bỏ ăn, biếng ăn.
Giống với các tình trạng biếng ăn khác, trẻ biếng ăn bệnh lý có những dấu hiệu như sau:
- Liên tục ngậm thức ăn trong miệng, mãi không chịu nuốt
- Không ăn hết khẩu phần của mình
- Quay mặt, che miệng hoặc chạy trốn khi mẹ đút cho ăn
- Khóc lóc khi đến giờ ăn
- Phản ứng buồn nôn hoặc nôn khi nhìn hoặc ăn thức ăn
Ngoài các biểu hiện biếng ăn thông thường kể trên, biếng ăn bệnh lý sẽ đi kèm với các dấu hiệu bất thường như ho, sốt, sổ mũi, tiêu chảy,.. Biểu hiện biếng ăn có thể xuất hiện từ từ sau khi trẻ mắc bệnh và giảm dần khi sức khỏe bé dần ổn định. Tuy nhiên, một số bệnh lý diễn ra âm thầm, khó quan sát khiến mẹ dễ bỏ qua và nhầm lẫn với tình trạng biếng ăn sinh lý hoặc biếng ăn tâm lý.
Để phân biệt biếng ăn bệnh lý với 2 chứng biếng ăn trên, mẹ có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Biếng ăn sinh lý gắn liền với các cột mốc thay đổi sinh lý của trẻ như trẻ mọc răng, biết lẫy, biết bò,... và thường hết khi giai đoạn này chấm dứt, thường 1-2 tuần. Đây là thể biếng ăn ít nghiêm trọng nhất.
- Biếng ăn tâm lý xuất phát từ những "sang chấn" tâm lý do trẻ bị ép ăn, dọa nạt hoặc quát mắng,... Tình trạng biếng ăn này thường kéo dài, khó trị hơn nếu mẹ không hiểu tâm lý của trẻ.
Mắc phải bất kỳ bệnh lý nào cũng khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở trẻ:
- Trẻ bị cảm cúm, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên... dẫn đến cơ thể mệt mỏi không muốn ăn và lười ăn.
- Trong quá trình ốm, trẻ phải điều trị và sử dụng thuốc, ví dụ như kháng sinh, có thể gây cho trẻ biếng ăn bởi chúng tiêu diệt hết các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
- Kế tiếp nữa, trẻ biếng ăn bệnh lý có thể do chức năng tiêu hóa kém, nặng hơn bị trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón. Những triệu chứng này đều khiến trẻ có cảm giác không muốn ăn. Nguyên nhân có thể là đường ruột của trẻ bị loạn khuẩn, rối loạn sự co bóp hoặc tiết dịch trong dạ dày và ruột.
- Nhiễm trùng: so với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ rất non nớt nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Vì vậy, các bé dễ bị ho, sốt, mệt mỏi,... do nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) hoặc hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột,...). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị mất đi rất lớn, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,... làm trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn. Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh, dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
- Nhiễm ký sinh trùng: giun, sán cũng là nguyên nhân thường gặp gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ.
Chứng biếng ăn bệnh lý của trẻ thường gặp ở độ tuổi dưới 3 tuổi và có thể kéo dài đến khi trẻ lớn, việc chăm sóc trẻ biếng ăn là nỗi lo của các gia đình nuôi con nhỏ. Sở dĩ chứng biếng ăn bệnh lý khiến cha mẹ lo lắng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nó tạo ra một vòng luẩn quẩn khép kín. “Biếng ăn – thiếu chất – suy dinh dưỡng – hay ốm đau – biếng ăn nặng hơn”… Bởi vậy, mẹ cần tìm hiểu kỹ càng để mỗi bữa ăn của trẻ trở thành một niềm vui và giúp con mau lớn khỏe mạnh.
Để khắc phục hậu quả của biếng ăn bệnh lý rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ một cách chu đáo và khoa học. Khi thấy con biếng ăn, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và đặc biệt chú ý đến yếu tố tâm lý để giúp con hết biếng ăn. Nếu áp dụng rất nhiều cách mà bé vẫn lười ăn thì bạn nên đưa bé đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp phù hợp với tình trạng của con mình.
Biếng ăn bệnh lý sẽ được giải quyết nhanh chóng nhất khi mẹ tìm ra và giải quyết tình trạng bệnh của trẻ. Đối với các bệnh lý nghiêm trọng, không thể xử lý tại nhà, hãy đưa trẻ đi khám để được điều trị tốt nhất. Đồng thời, mẹ nên áp dụng các biện pháp để cải thiện vị giác của trẻ:
Trẻ bị ốm sẽ khó có thể ăn nhiều cùng một lúc vì khả năng tiêu hóa lúc này cũng suy giảm. Thay vì nhồi nhét lượng lớn thức ăn, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, khoảng 5-6 bữa. Điều này giúp trẻ nhanh chóng nhận đủ dinh dưỡng cần thiết mà không cảm thấy khó tiêu.
Cháo, súp, nước ép hoa quả hoặc các món ăn với rau củ, thịt xay nhuyễn sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho bé yêu vì dễ tiêu hóa, không gây cảm giác đầy bụng và đặc biệt phù hợp với trẻ đang gặp phải tình trạng biếng ăn bệnh lý. Những món ăn như vậy cũng tiết kiệm kha khá thời gian cho bé ăn vì dễ nuốt. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung muối khoáng cho bé từ nước oresol hoặc nước hầm xương, nhất là khi trẻ sốt, tiêu chảy vì lúc này cơ thể trẻ dễ bị mất cân bằng điện giải.
Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào, trẻ đều cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là khi con đang ốm đi kèm với biếng ăn. Mẹ nên tập trung vào thực phẩm theo mức độ quan trọng giảm dần là:
- Thực phẩm giàu tinh bột: gạo, khoai lang,...
- Thực phẩm giàu xơ: Các loại rau, củ, quả
- Thực phẩm giàu đạm: thịt, cá, đậu
- Hạn chế chất béo, đường, muối
Ngoài ra, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng để giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Khi con biếng ăn, nhiều bố mẹ không đủ kiên nhẫn mà thường dùng mọi cách dọa nạt, ép con ăn thật nhiều. Điều này càng khiến con sợ hãi với việc ăn uống, thậm chí coi đó là cực hình. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trường hợp trẻ biếng ăn bệnh lý chuyển thành biếng ăn tâm lý và càng khó giải quyết hơn. Lời khuyên cho cha mẹ là hãy kiên nhẫn dỗ dành, tránh trách phạt, lặng lời với trẻ và tôn trọng quyết định của con.
Trên đây là một vài phương pháp chính ba mẹ thường áp dụng khi trẻ biếng ăn bệnh lý. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý sẽ có những phương pháp giải quyết khác nhau, ba me hãy đăng ký tư vấn miễn phí ngay tại đây, đội ngũ chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ kết nối với ba mẹ nhé!
Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái, đặc biệt giúp cho các bạn nhỏ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện, VHN Bio xin giới thiệu với cha mẹ sản phẩm Scumin Gold- công thức nâng cấp của Scumin, bổ sung vi chất thiết yếu và các dưỡng chất quý, từ đó giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Scumin Gold chắc chắn là sản phẩm giúp cải thiện biếng ăn bệnh lý hiệu quả.
So với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường, Scumin Gold có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật gồm kẽm, đồng, selen, mangan
- Khả năng hấp thu, sinh khả dụng gần như tuyệt đối.
- Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ
- An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.
- Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.
- Vị sữa ngô non giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.
Scumin Gold là sản phẩm bổ sung các vi khoáng sinh học hữu cơ tự nhiên được chiết xuất từ mầm đậu xanh độc quyền tiên phong trong ứng dụng công nghệ Bio Organic tại Việt Nam.
Scumin Gold cung cấp bộ tứ khoáng chất hữu cơ sinh học thuần thiên nhiên bao gồm kẽm, selen, đồng, mangan cùng tổ hợp vitamin nhóm B và vitamin C theo công thức vàng nhập khẩu trực tiếp từ công ty SternVitamin - Đức.
- Kẽm là thành phần chính có trong sản phẩm, đảm bảo cơ chế đề kháng của miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng.
- Selen: Là một chất chống oxy hóa, giữ vai trò chủ chốt bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do, giúp thực hiện chức năng của các tế bào miễn dịch, do đó ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bẩm sinh. Thiếu hụt selen: làm suy yếu cả miễn dịch bẩm sinh và khả năng miễn dịch thích ứng, ảnh hưởng xấu đến cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch trung gian tế bào.
- Đồng: Duy trì các chức năng hệ thống miễn dịch. Thiếu đồng sẽ dẫn đến hiện tượng giảm số lượng bạch cầu trong máu từ đó hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Mangan: Cần thiết cho việc sản xuất, hoạt hóa một số enzyme và chất chống oxy hóa chống lại sự tổn hại gốc tự do.
- Kẽm: Giúp hình thành các gai vị giác giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng tự nhiên.
- Tổ hợp các vitamin nhóm B và vitamin C: Được kết hợp theo TỶ LỆ VÀNG các thành phần tối ưu, cân bằng, đạt hiệu quả hiệp đồng tác dụng. Cơ thể tối ưu hóa được việc chuyển hóa tốt nhất lượng thức ăn đưa vào cơ thể, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, ăn ngon miệng.
- Kẽm có dạng cấu trúc hữu cơ sinh học nên hấp thu gần như hoàn toàn qua thành ruột non, không gây tích tụ trong cơ thể và tự đào thải ra ngoài trong vòng 10 giờ.
- Mangan: Đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Giúp tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn đưa vào cơ thể.
- Tổ hợp các vitamin nhóm B và vitamin C: Giúp cơ thể tối ưu hóa được việc chuyển hóa tốt nhất lượng thức ăn đưa vào cơ thể, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Sản phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng của trẻ nhỏ nên khi trẻ ốm, vì vậy hệ miễn dịch như một lớp áo bảo vệ đã được trang bị chắc chắn hơn. Do đó, khi ốm, 90% trẻ mắc những biểu hiện nhẹ, thông thường, sức khỏe của trẻ cũng ổn định hơn, thời gian ốm được rút ngắn và khả năng hồi phục sau ốm cũng vô cùng nhanh chóng.
Kẽm, Selen, Đồng, Mangan và Vitamin tổng hợp nhóm B và vitamin C đều là những vi dưỡng chất vô cùng thiết yếu đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Scumin Gold cung cấp đầy đủ đồng thời bộ tứ vi chất và vitamin nhằm hiệp đồng công dụng, giúp trẻ tăng cường miễn dịch, phát triển toàn diện.
Tóm lại, biếng ăn bệnh lý không khó giải quyết nếu mẹ có thể tìm ra và điều trị dứt điểm vấn đề sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, mẹ cần có những biện pháp để kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ. Scumin Gold sẽ là trợ thủ đắc lực giúp con tăng cường sức đề kháng, giảm mắc bệnh và kích thích ăn ngon hiệu quả. Ba mẹ hãy cho con trải nghiệm thử nhé!
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin Gold, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé