vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị dị ứng thực phẩm?

15/11/2020   1378 lượt xem

Dị ứng thực phẩm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của trẻ. Nhiều bố mẹ lo lắng khi thấy con bị dị ứng đột nhiên nôn mửa, người nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa, quấy khóc… mà không biết cách xử lý ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về bản chất, nguyên nhân

1. “Dị ứng thực phẩm" là gì?

Dị ứng thực phẩm là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thành phần “lạ” có trong thực phẩm. Khi thực phẩm đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách sản sinh histamin (một amin sinh học có trong hệ miễn dịch cục bộ đảm nhiệm vai trò chức năng sinh lý của ruột, tham gia vào phản ứng viêm và hoạt động như một chất trung gian gây ngứa) và các chất khác vào các mô của cơ thể. Các chất này tác dụng chủ yếu lên hệ thống mạch máu, gây giãn thành mạch, tăng tính thấm thành mạch. Điều này dẫn đến sự thoát huyết tương và các thành phần trong máu ra khoảng gian bào. Hậu quả là gây ứ đọng, phù nề cục bộ hoặc toàn thân, xung huyết, tiết dịch, tăng co thắt cơ trơn,… 

Trẻ em dưới 1 tuổi khi bắt đầu ăn dặm thường là đối tượng dễ bị dị ứng nhất vì ở độ tuổi này thường có hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao, nếu tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng. Dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, có thể xác định được nguy cơ dị ứng của trẻ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Ví dụ: Nếu cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50-80% con nguy cơ mắc phải. Thói quen ăn uống không khoa học. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như không khí, nguồn nước cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng thực phẩm.

> XEM THÊM:

- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

- Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường

- Lượng ăn qua từng giai đoạn của mỗi phương pháp ăn dặm

2. Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn đã tiêu thụ và cơ địa của của trẻ. 

Từ mức độ nhẹ đến trung bình, trẻ có thể có những biểu hiện bao gồm:

- Sưng môi, mặt, mắt.

- Da mẩn đỏ, phát ban.

- Ngứa ran khắp người, ngứa miệng.

- Nôn mửa, đau dạ dày, đi ngoài phân lỏng hoặc phân nhầy máu.

- Ngạt mũi.

Tuy nhiên, ba mẹ hãy chú ý trường hợp nếu trẻ bị sốc phản vệ (phản ứng đặc biệt nghiêm trọng của cơ thể khi bị dị ứng thực phẩm) gây nguy hiểm đến tính mạng, hãy đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất để chữa trị. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

- Co thắt khí quản, phế quản dẫn đến khó thở, thở rít.

- Chóng mặt dai dẳng, tụt huyết áp.

- Sắc mặt nhợt nhạt.

- Sưng họng quá mức gây nghẹn cổ.

- Ho dai dẳng.

- Khó nói, giọng khàn.

3. Những thực phẩm dễ gây dị ứng

Tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, đậu nành là những thực phẩm dễ gây ra dị ứng. Nếu như ở người lớn, thường gặp là dị ứng với tôm, cá thì với trẻ phần nhiều là dị ứng với sữa bò, trứng và đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Với những trẻ đang trong độ tuổi bú mẹ, nhiều bà mẹ do sợ thiếu sữa hoặc do đi làm xa nên pha thêm sữa bột cho bé bú dẫn đến trẻ bị dị ứng với thành phần của sữa. Các phản ứng dị ứng với các thực phẩm không chứa protein hoặc ít protein là hiếm khi xảy ra.

Dị ứng thực phẩm là dị ứng với thực phẩm đưa vào đường tiêu hóa nhưng các biểu hiện chủ yếu lại ở trên da và những yếu tố gây bệnh nặng lại nằm ở đường hô hấp. Có đến 80% trẻ bị dị ứng có biểu hiện ở da, 20% có biểu hiện triệu chứng đường hô hấp (thở co kéo, khò khè...), 20% có biểu hiện ở hệ tiêu hoá, các triệu chứng khác chỉ chiếm khoảng vài phần trăm. Dị ứng thức ăn nếu không được xử lý tốt có thể dẫn đến những hệ lụy khó có thể khắc phục được.

4. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thực phẩm

- Tránh các thực phẩm có tiền sử gây dị ứng cho cơ thể hoặc các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.

- Xem kỹ thành phần in trên bao bì thức ăn để loại trừ những sản phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể. 

- Nếu sử dụng thức ăn chế biến sẵn không có nhãn mác, cần cẩn trọng và hỏi đầu bếp về thành phần có trong thức ăn.

- Không sử dụng thực phẩm hết hạn, ôi thiu, ẩm mốc,…

- Tập thói quen ăn uống tại nhà, hạn chế ăn uống lề đường. Nếu trong trường hợp đi xa, có thể mang theo thức ăn đã chế biến, cẩn trọng với những thức ăn không rõ nguồn gốc.

- Đối với trẻ nhỏ, nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để hạn chế tình trạng dị ứng thức ăn.

- Báo cho giáo viên, bảo mẫu, người chăm sóc trẻ nếu con bạn có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn nào đó.

- Tìm hiểu thông tin, kiến thức về dị ứng thực phẩm để có thể xử lý trong tình huống khẩn cấp.

- Sử dụng các thuốc điều trị thích hợp cho tình trạng dị ứng. Lưu ý sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa Nhi hay Da liễu chỉ định và có sự theo dõi chặt chẽ.

Với những trẻ em bị dị ứng với sữa, các mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần của các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con. Trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò thường có thể sử dụng các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng được sản xuất từ bột đậu nành một cách an toàn. Nếu trẻ dị ứng với cả sữa bò và bột đậu nành, các mẹ nên tìm các loại sữa bột với thành phần dinh dưỡng đã được thủy phân (hydrolyzed formula). Tốt nhất là nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên hữu ích về việc chọn sữa cho con.

Lưu ý là những trường hợp dị ứng thức ăn xuất hiện muộn hoặc dị ứng với một số loại thức ăn như: lạc, tôm, cá, tình trạng dung nạp miễn dịch này thường không xảy ra và không nên thử dùng lại các thức ăn đã từng gây dị ứng trong những trường hợp này. Tương tự, những trẻ đã từng bị sốc phản vệ do thức ăn cũng không nên thử dùng lại các loại thức ăn đó.

Việc loại trừ một số thức ăn khỏi chế độ ăn của trẻ có thể dẫn đến sự mất cân đối của những chế độ ăn này và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do đó tốt nhất các mẹ nên tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng học để tìm được một chế độ ăn thích hợp cho con, việc bổ sung các vitamin và muối khoáng có thể là điều cần thiết .

Dị ứng thức ăn là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Trong nhiều trường hợp, phản ứng dị ứng có thể rất đáng sợ và gây nhiều nguy hiểm. Vì vậy, hy vọng rằng qua bài viết này các mẹ sẽ có những hiểu biết nhất định về cách phòng ngừa và xử lý khi trẻ bị dị ứng thực phẩm. Để được hỗ trợ tư vấn về cách giảm thiểu nguy cơ dị ứng thực phẩm cũng như bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Raisingchildren.net.au/

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé