vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bổ sung kẽm cho trẻ, đâu là trợ thủ đắc lực cho mẹ? 

24/12/2021   877 lượt xem

Cùng với sắt, kẽm cũng là một trong những khoáng chất vi lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Thế nhưng, số liệu thống kê cho thấy, gần 70% trẻ em Việt Nam bị thiếu kẽm, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, thấp còi, suy dinh dưỡng. Vậy phải làm thế nào để bổ sung kẽm cho trẻ hiệu quả?

1. Những con số báo động về thiếu kẽm ở trẻ

Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi thì có đến 7 trẻ thiếu kẽm. Cứ 10 bà mẹ mang thai thì có đến 8 người thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai là 80.3%, phụ nữ tuổi sinh nở là 63.6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69.4%. 

Lý giải cho những con số này là do bữa ăn hàng ngày của người Việt còn thiếu các thực phẩm giàu kẽm, chất lượng bữa ăn kém và thiếu thức ăn có nguồn gốc động vật. Riêng ở trẻ nhỏ, trẻ hay biếng ăn, khẩu phần ăn không phong phú, thức ăn chế biến không hợp lý… làm mất hàm lượng kẽm có trong thức ăn. 

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng hay mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu hoá như ho, viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy,… Trẻ phải sử dụng nhiều kháng sinh dẫn tới hàm lượng kẽm trong cơ thể giảm. 

>> Xem thêm:

- Tầm quan trọng của vi chất kẽm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ

- Kẽm sinh học là gì? Sự thật về kẽm sinh học hữu cơ bố mẹ cần biết!

- Kẽm Bio Organic có phải là kẽm tốt nhất cho trẻ hiện nay không?

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

2. Kẽm có vai trò gì trong cơ thể? 

Kẽm là nguyên tố vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ, tham gia vào hoạt động các enzyme, biểu hiện kiểu gen, phân chia tế bào, phát triển cơ thể, chức năng sinh sản, miễn dịch, điều hoà vị giác. 

Kẽm tăng cường sự phát triển: Kẽm tham gia vào thành phần cấu tạo của hơn 300 enzyme khác nhau, được xem như chất xúc tác không thể thiếu của ARN-polymerase trong quá trình nhân bản ADN. Bà mẹ mang thai thiếu kẽm có nguy cơ sinh non gấp 3 lần, trẻ sinh ra nhẹ cân, thấp còi hơn những bà mẹ bình thường. Ngoài ra, kẽm còn làm giảm sự nhạy cảm của vị giác khiến trẻ chán ăn, lười ăn, ăn không ngon – Nguyên nhân làm trẻ bị suy dinh dưỡng. 

Kẽm tăng cường hệ miễn dịch: Kẽm cũng rất cần thiết đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Kẽm phát triển các tế bào trung gian miễn dịch là bạch cầu trung tính và tế bào diệt tự nhiên (NK). Nếu thiếu kẽm, các đại thực bào, quá trình thực bào, sản xuất cytokine đều bị ảnh hưởng. Bổ sung kẽm cho trẻ làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng, thúc đẩy phản ứng miễn dịch. 

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm 

Đối với trẻ nhỏ, khi thiếu kẽm thường biểu hiện: 

Trẻ thiếu dinh dưỡng: Trẻ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao,…

Rối loạn tiêu hoá: Trẻ thiếu kẽm thường chán ăn, giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ và buồn nôn, nôn kéo dài…

Rối loạn tâm – thần kinh: Trẻ trằn trọc khó ngủ, mất ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, quấy khóc đêm, đau đầu, trí nhớ kém,.. Thiếu kẽm ở trẻ làm suy yếu hoạt động của não khiến trẻ hay mơ màng, chậm chạp, rối loạn vị giác và khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động,…

Suy giảm miễn dịch: Nếu trẻ nhỏ không được cung cấp đủ nhu cầu kẽm cho hoạt động sống của cơ thể thì trẻ dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng tái diễn đường hô hấp, viêm đường tiêu hoá, viêm da, viêm niêm mạc, mụn bỏng, mụn mủ. 

Tổn thương biểu mô: Khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, nám da, bong da, dày sừng, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng… cũng là một trong những biểu hiện của không được bổ sung kẽm cho trẻ hợp lý. 

Ngoài ra, trẻ nhỏ thiếu hụt kẽm còn gặp phải nhiều nguy cơ sức khoẻ và sự phát triển sau này.

4. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ nhỏ? 

Dưới đây là một số những lưu ý dành cho bố mẹ để phòng ngừa thiếu hụt kẽm ở trẻ nhỏ: 

- Xây dựng chế độ ăn đa dạng thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu kẽm, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thu kẽm. 

- Các thực phẩm giàu kẽm như: cua biển, thịt bò, tôm, thịt, cá,…

- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đến khi trẻ 24 tháng. 

- Dự phòng các bệnh lý liên quan đến tiếu hụt kẽm. 

- Bổ sung các chất làm tăng cường sự hấp thu kẽm như vitamin C, vitamin A, B6. 

- Bổ sung kẽm cho trẻ từ các loại hạt, bánh quy, bột mì, bột dinh dưỡng, sữa, cốm… 

- Tiêm chủng đúng lịch cho trẻ nhằm phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. 

- Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, thời gian 6 tháng một lần. 

5. Bổ sung kẽm cho trẻ thế nào là hợp lý? 

Để bổ sung kẽm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý 2 điều đó là nhận biết nhu cầu kẽm ở trẻ và lựa chọn phương pháp hợp lý. 

5.1. Nhu cầu kẽm ở trẻ 

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, nhu cầu kẽm hàng ngày của trẻ thay đổi theo tuổi như: 

- Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày 

- Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 3mg/ngày 

- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 3mg/ngày 

- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày

- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày 

- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Trẻ nam cần 11mg/ngày, trẻ nữ cần 9mg/ngày. 

5.2. Lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ

Đứng đầu trong danh sách đề cử chính là bộ sản phẩm Combo Scumin và Smarty. Hiện nay, Scumin và Smarty đang là bộ sản phẩm được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cho trẻ. Bộ đôi là giải pháp bổ sung đầy đủ các vi khoáng, vi chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng nhằm giúp trẻ tăng sức đề kháng, khôi phục vị giác của trẻ, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, tăng cân tự nhiên.

Scumin và Smarty chữa Kẽm Bio organic có nguồn gốc từ tinh chất mầm đậu đen, được sản xuất dựa trên quy trình Công nghệ sinh học Bio Organic của Hoa Kỳ, giúp chuyển hóa, hấp thu kẽm gấp nhiều lần so với các dạng kẽm hữu cơ thông thường. Kẽm Bio Organic mang đến những lợi ích khác biệt: 

- 100% tự nhiên, an toàn và lành tính cho trẻ nhỏ. 

- Khả năng hấp thu lên đến 95%. 

- Không để lại lượng tồn dư trong cơ thể. 

- Được Bộ Y tế kiểm định đạt 100% điểm chất lượng và độ hiệu quả, được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.  

Bên cạnh đó, tổ hợp các vitamin nhóm B, vitamin C được nhập khẩu từ DSM Nutritional Products Malaysia theo tiêu chuẩn châu Âu cùng tinh chất Lô Hội hiệp đồng tác dụng với Sắt, Đồng, Kẽm Bio Organic giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, cơ thể tăng hấp thu dinh dưỡng để tăng cân tự nhiên, tăng cường sức đề kháng, tăng cường thể lực.

Hiện nay, bộ đôi sản phẩm đang “làm mưa làm gió” trên các diễn đàn mẹ bỉm chăm con. Sản phẩm của VHN Bio là trợ thủ đắc lực giúp mẹ chăm con nhàn, khoẻ mạnh. Scumin và Smarty bù đắp các thiếu hụt vi khoáng dinh dưỡng trong cơ thể trẻ, giúp con ăn ngon, tăng cường sức đề kháng tự nhiên, hỗ trợ tiêu hoá và giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ. 

Nếu bố mẹ vẫn đang tìm chọn giải pháp bổ sung kẽm cho trẻ, hãy thử tìm đến bộ đôi Scumin và Smarty. Không chỉ là sản phẩm nhiều tác dụng, giá cả hợp lý mà VHN Bio còn có đội ngũ Dược sĩ tư vấn trong quá trình sử dụng.

Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe cũng như Zalo của Chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio: 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé