Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể để sản xuất hồng cầu (tế bào vận chuyển oxy đi khắp cơ thể). Nếu thiếu sắt, trẻ có thể kèm theo thiếu máu - dẫn dến chậm lớn, chậm chạp trong học tập và một số vấn đề về hành vi khác. Ngay cả ở các nước giàu, tỉ lệ trẻ thiếu máu thiếu sắt vẫn còn ở mức 4 - 15% tùy độ tuổi. Do đó, thiếu sắt không phải vì giàu vì nghèo mà vì không biết cách bổ sung cho đúng, hợp lý. Vì thế, bổ sung đủ sắt cho trẻ đúng thời điểm, đúng lượng và đúng nguồn là cực kì quan trọng.
- Trẻ đẻ non do không được ở trong bụng mẹ hết 3 tháng cuối, do đó lượng sắt kém hơn hẳn. Khả năng dự trữ từ chế độ ăn cũng kém hơn (do nhẹ cân). Cần bổ sung sắt sớm sau sinh: 2 mg/kg cân nặng mỗi ngày trong suốt 12 tháng đầu đời cùng với một số vitamin khác.
- Nói là bổ sung, tức là bổ sung bằng các sản phẩm bổ sung đang có trên thị trường. Vì giờ con chỉ có mỗi bú là nguồn vào.
- Trong 4 tháng đầu đời KHÔNG cần bổ sung sắt, không phải vì sữa mẹ có đủ, mà vì dự trữ trong 3 tháng cuối thai kì đã đủ.
- Từ 4 tháng trở đi: Bổ sung mỗi ngày 1 mg/kg cân nặng sắt vi lượng đường uống. Ví dụ: trẻ 5 kg cần 5mg sắt bổ sung mỗi ngày và bổ sung đến khi ăn dặm được các món như ngũ cốc bổ sung sắt, thịt đỏ (đủ lượng).
Đối với trẻ ăn sữa công thức, vì sữa đã được bổ sung sắt, do đó không cần bổ sung sắt thường quy ở nhóm này.
Với độ tuổi này, trẻ cần 11 mg sắt bổ sung mỗi ngày. Nguồn sắt sẽ bổ sung qua việc cung cấp các thực phẩm sau cho trẻ: thịt đỏ (thịt màu đỏ), sữa chua, váng sữa, rau giàu sắt (xanh bóng, đỏ). Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung sắt cho trẻ qua các sản phẩm chứa sắt sinh học như: Smarty, Scumin,…
Nên được làm xét nghiệm tổng quát đánh giá thiếu máu thiếu sắt vào thời điểm này khi có dịp. Nếu thiếu, bác sĩ sẽ kê sắt bổ sung theo liều điều trị. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại sau khoảng 2 tháng bổ sung.
Bổ sung mỗi ngày 7 mg sắt. Ở tuổi này, trẻ đã ăn tốt hơn, nguồn bổ sung tốt là từ thịt đỏ, rau giàu sắt và hoa quả. Chú ý bổ sung vitamin C (từ hoa quả, siro vitamin) vì vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
Khi trẻ đã lớn hơn, con hoàn toàn có thể ăn được mọi thứ, thì chỉ cần cho con ăn đa dạng thực phẩm là được. Mẹ có thể lưu ý đến những loại rau, thịt giàu sắt như: thịt bò nạc, thịt lợn nạc, tôm, cá hồi, cá ngừ, trứng, mận, đậu phụ, các loại rau có lá xanh, súp lơ xanh, đậu xanh, đậu Hà Lan nghiền...Hoặc nhưng món kết hợp SẮT + VITAMIN C như ngũ cốc (bổ sung sắt) trộn nước cam, bột yến mạch trộn quả kiwi hoặc nho đen, gan nghiền trộn súp lơ.
> XEM THÊM:
- Tổng hợp những thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ mà mẹ không nên bỏ qua
- Tìm kiếm thời điểm bổ sung sắt cho trẻ để con luôn khỏe mạnh
- Nên bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu?
Câu trả lời là có. Ngộ độc sắt có hại cho gan, do đó cần cẩn thận cất kĩ lọ siro hoặc lọ sắt của mẹ. Vì hay gặp nhất là con tự đổ vào mồm lọ siro hoặc lọ sắt hồi bầu bí của mẹ.
Thừa sắt cũng không tốt. Dấu hiệu của thừa sắt: phân con đen hoặc táo bón, mẹ nên để ý để bổ sung đủ cho con thôi.
Sắt liên quan đến đối kháng vật chủ - vi khuẩn. các nghiên cứu ghi nhận vi khuẩn tỏ ra mừng rỡ và sinh sôi nhanh chóng khi có thêm sắt bổ sung đường uống, do đó, các bác sĩ thường khuyên không bổ sung sắt vi lượng trong giai đoạn bệnh cấp tính.
Và khi con ốm, uống thuốc khác đã đầy một rổ rồi, không ép thêm nữa. Hiệu quả khi đó cũng khó mà đánh giá được.
Khi lựa chọn các sản phẩm bổ sung Sắt cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các dòng sản phẩm có thành phần Sắt sinh học hữu cơ, với những ưu điểm vượt trội:
- Khả năng hấp thu cao, gần như hoàn toàn, tới 90% (trong khi sắt tổng hợp hấp thu tối đa 15%).
- Không để lại lượng dư thừa trong cơ thể.
- Không gây nóng trong, không gây táo bón.
- Rất thân thiện với cơ thể. Đặc biệt lành tính đối với cơ thể nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Sản phẩm Smarty của VHN Bio hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu trên. Smarty được sản xuất bằng Công nghệ sinh học - theo quy trình của Hoa Kỳ. Là công thức hoàn hảo giúp chuyển hóa, hấp thu sắt cao gấp nhiều lần so với các dạng sắt thông thường. Tổ hợp các vitamin nhóm B, vitamin C cùng tinh chất Lô Hội hiệp đồng tác dụng với Sắt, Đồng thực vật giúp cơ thể tăng hấp thu dinh dưỡng để tăng cân tự nhiên, ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh.
Để được hướng dẫn sử dụng Smarty đúng tình trạng với liều lượng và liệu trình phù hợp, mẹ vui lòng inbox fanpage:Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website:http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện:0247.1060.666 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé