Dinh dưỡng trong những năm đầu đời của trẻ luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bố mẹ bỉm. Vì bên cạnh những yếu tố quan trọng khác như thế chất, tinh thần, các phương pháp giáo dục thì dinh dưỡng góp phần không nhỏ quyết định sự hoàn thiện và phát triển các chức năng, các hệ cơ quan của trẻ. Thế nhưng chuyện cho con ăn chưa bao giờ là dễ dàng với bố mẹ.
Trong những bữa ăn ở các gia đình đang nuôi con nhỏ, thật không khó để thấy cảnh ông bưng bà bế, bồng cháu dỗ dành khắp xóm chỉ để mong cháu ăn hết bát cơm, rồi bố mẹ thì bày đủ trò, nhún nhường các kiểu thậm chí lạm dụng ti vi, điện thoại để dụ con ăn trong vô thức. Nhiều khi bố mẹ chỉ quan tâm đến số lượng con ăn được trong mỗi bữa mà vô tình quên đi chất lượng của bữa ăn, với bố mẹ dường như con chịu ăn, hợp tác ăn đã là hạnh phúc lắm rồi. Đến một ngày khi trẻ biếng ăn chậm lớn, lười ăn thậm chí bỏ bữa, mọi người trong nhà phải dỗ dành hết nước mà cũng không chịu ăn, lúc đấy cả nhà cùng mệt mỏi, căng thẳng… Vậy trong tình huống này thì ai đúng ai sai và phải giải pháp của nó là gì?
Trẻ em như trang giấy trắng nên mọi hành vi, cử chỉ, thái độ thường chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những người thân xung quanh, ngay cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe, chuyện ăn uống dinh dưỡng của trẻ tốt hay xấu cũng phụ thuộc chủ yếu vào sự chăm sóc, giáo dục của bố mẹ. Mọi dấu hiệu về sức khỏe, dinh dưỡng trẻ gặp, dù lớn hay nhỏ, cũng là một hồi chuông cảnh báo của các tế bào bên trong cơ thể đang thực hiện không đúng chức năng của mình, do nguyên liệu được cung cấp mất cân bằng. Chuyện trẻ biếng ăn cũng không ngoại lệ.
Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống hay gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai, nuốt, bữa ăn thường kéo dài, thậm chí từ chối tất cả các thức ăn, bỏ ăn. Biếng ăn thường xuất phát từ các nguyên nhân như bệnh lý – trẻ bị bệnh, mệt mỏi nên chán ăn, bỏ ăn; sinh lý – do có những thay đổi sinh học bên trong cơ thể qua các cột mốc phát triển của trẻ; do bị ép ăn, hay cách cho ăn sai; do bố mẹ không chịu đổi mới các món ăn, chế biến bắt mắt; cũng có thể do chế độ ăn thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng lâu dài khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, các cơ quan, tế bào hoạt động không đạt chức năng sẵn có nên dẫn tới tình trạng lười ăn, bỏ ăn…
Cho dù nguyên nhân có bắt nguồn từ đâu thì khi trẻ biếng ăn thì sẽ rơi ngay vào một cái vòng luẩn quẩn: Biếng ăn thì thiếu chất, thiếu chất thì chậm tăng cân, ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện và phát triển của trẻ, rồi sức đề kháng kém, tiêu hóa kém thì dễ dẫn tới các tình trạng bệnh lý, khi bị bệnh hay thiếu chất trẻ lại biếng ăn. Và cứ như vậy, bố mẹ sẽ cảm thấy vô cùng áp lực, khó khăn trong việc chăm sóc con cái.
Trong một cuộc khảo sát của Viện Dinh dưỡng VHN Bio, cứ 10 bố mẹ được hỏi thì có đến 7 – 8 người cảm thấy áp lực, căng thẳng khi con lười ăn, bỏ ăn. Điều này đến do xót cho con một phần, còn chín phần đến từ những định kiến của những người thân xung quanh, hay câu chuyện so sánh với con nhà người ta. Trong những trường hợp này, bố mẹ sẽ dùng đủ mọi cách để nhồi nhét con ăn, không thì đánh lạc hướng bằng các trò chơi, các chương trình giải trí hay thậm tệ hơn bằng những món đòn dọa nạt. Đây hoàn toàn là những giải pháp sai lầm và có thể để lại hậu quả tiêu cực trong tương lai.
Khi được hỏi đâu là giải pháp tốt nhất cho tình trạng biếng ăn ở trẻ, Thạc sĩ, dược sĩ Đinh Thị Thúy Vân – Viện trưởng viện dinh dưỡng VHN Bio chia sẻ: “Chuyện ăn uống, chế độ dinh dưỡng của trẻ là vô cùng quan trọng vì dinh dưỡng trong những năm đầu đời là một trong những nhân tố quyết định đến sự hoàn thiện và phát triển toàn diện ở trẻ. Nên khi con có hiện tượng lười ăn, bỏ ăn, bố mẹ lo lắng là điều dễ hiểu, nhưng hãy quan tâm và chăm sóc con đúng cách của một bố mẹ thông thái. Trước tiên, các bậc phụ huynh nên phân biệt đâu là nguyên nhân dẫn tới chuyện biếng ăn của con, vấn đề nằm ở đâu thì ta đi giải quyết ở đó, đừng vì lười mà bỏ qua cơ hội được lắng nghe và hiểu con mình nhiều hơn.”
Dù con có bị biếng ăn do nguyên nhân gì, thì khi cho con ăn, bố mẹ hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau:
- Luôn bình tĩnh, giữ một tinh thần tích cực, đừng quát mắng con trong mọi hoàn cảnh.
- Tôn trọng quyền ăn của trẻ, tuyệt đối không được ép con ăn, hay dùng chiêu trò để dụ con ăn. Con không ăn hay ăn ít hãy tôn trọng con, “đói thì đầu gối phải bò”.
- Hãy cho con ăn đúng giờ, vì cơ thể là một cỗ máy thông minh hoạt động có nguyên tắc, việc cho con ăn đúng giờ sẽ giúp các cơ quan hoạt động tốt nhất, để hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất.
- Hãy cho con ăn cùng gia đình, dù trẻ có ăn nhiều hay ít thì bố mẹ đừng để con bị cô lập một mình khi ăn. Khi được ăn cùng bố mẹ, con còn được học nếp ăn uống từ bố mẹ.
- Hãy rèn hành vi ăn của con ngay từ những ngày mới bắt đầu ăn dặm, để con học được cách tự lập trong ăn uống, rèn sự tập trung tránh xa các thiết bị điện tử, các trò chơi…
- Hãy chuẩn bị một thực đơn cân bằng về dinh dưỡng, với nguồn thực phẩm lành mạnh, hãy dành thời gian để biến bữa ăn trở nên thu hút hơn với trẻ bằng màu sắc hay những hình thù ngộ nghĩnh, thường xuyên thay đổi món ăn tránh sự nhàm chán.
Khi được bố mẹ hỏi có cần bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ và việc bổ sung có giúp trẻ hết biếng ăn, Viện trưởng Đinh Thị Thúy Vân chia sẻ: “Vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất, là những dưỡng chất thiết yếu, có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch, phát triển trí não và nhiều chức năng quan trọng khác. Với trẻ biếng ăn dài ngày, thì khả năng thiếu hụt, mất cân bằng các dinh dưỡng nói chung rất cao chứ không chỉ riêng vi chất dinh dưỡng. Vì con không chịu ăn, lười ăn, nên việc bố mẹ cần tìm giải pháp khắc phục kịp thời là điều nên làm, tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của con trẻ.”
Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng có giúp trẻ hết biếng ăn? Chị Vân chia sẻ thêm: “Bổ sung vi chất dinh dưỡng chỉ là điều kiện cần để giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn, để giúp trẻ triệt để thì bố mẹ cần phải lựa chọn các dòng sản phẩm bổ sung có nguồn gốc từ tự nhiên – dạng hữu cơ sinh học để cơ thể trẻ có thể hấp thu tốt nhất, sinh khả dụng cao nhất. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần áp dụng nguyên tắc đã nêu trên song song với việc bổ sung cho con, như vậy con sẽ sớm cải thiện nhất. Nếu chỉ phụ thuộc vào việc bổ sung mà quên đi những nguyên tắc trên thì dù có bổ sung bất cứ loại gì cũng vô ích.”
Khi trẻ biếng ăn, bố mẹ hãy lưu ý những nhóm vi chất dinh dưỡng sau để giúp con sớm cải thiện:
- Kẽm: Đây là nguyên tố vi lượng thiết yếu và quan trọng cho chức năng tế bào, tham gia vào thành phần của trên 300 enzyme khác nhau. Kẽm giúp hình thành các gai vị giác giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng tự nhiên. Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác mất hẳn hoặc bớt nhạy cảm, gây tình trạng chán ăn ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng...
- Mangan là một loại vi chất dinh dưỡng mà cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ, thường được lưu trữ ở xương, gan, tụy và thận, cần thiết cho việc sản xuất, hoạt hóa một số enzyme. Mangan đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Giúp tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn đưa vào cơ thể.
- Lysine là một trong 12 axit amin thiết yếu cần có trong bữa ăn hằng ngày. Nó giúp tăng cường hấp thụ và duy trì canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể. Lysine là thành phần của nhiều loại protein, là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon.
- Sắt: Sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin - loại protein trong hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Thiết sắt sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin, có thể dẫn đến thiếu máu, dẫn đến cảm giác mệt mỏi khiến trẻ chán ăn, lười ăn.
- Vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Vitamin nhóm B còn góp phần điều hòa tâm sinh lý, giúp chống lại những tâm trạng tiêu cực, mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng.
Chăm sóc con nhỏ là một cuộc hành trình, và hành trình đó có hạnh phúc hay áp lực phụ thuộc rất lớn vào sự chăm lo của bố mẹ, hãy là những người cha mẹ thông thái trong việc nuôi dưỡng con cái bằng việc áp dụng đúng những nguyên tắc cơ bản từ những việc nhỏ nhất như là cho con ăn.
Trên đây là những thông tin và kinh nghiệm mà Viện Dinh dưỡng VHN Bio chia sẻ đến quý cha mẹ về cách để chăm sóc con nhỏ tốt hơn mỗi ngày. Để tham khảo thêm những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe thuận tự nhiên, phòng và điều trị bệnh chủ động, các bạn có thể truy cập vào website: https://vhnbio.vn/ để cập nhật những tài liệu mới nhất. Hotline tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng: 0247.1060.666 hoặc kết nối với bác sĩ, dược sĩ tư vấn dinh dưỡng tại Fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát cho con nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé