Có thể nói, thuốc tân dược (tây y) là một bước tiến lớn của nền y học nhân loại. Không thể phủ nhận vai trò và hiệu quả của các loại thuốc trong việc điều trị nguyên nhân và triệu chứng ho, sốt, sưng viêm… của các bệnh lý viêm phế quản ở trẻ em.
Thế nhưng, theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, không nên lạm đụng thuốc Tây trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp do virus gây ra ở trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh từ 0-2 tuổi. Vậy làm thế nào để điều trị viêm phế quản ở trẻ, nhất là trong thời tiết giao mùa dễ mắc bệnh như hiện nay? Hãy cùng VHN Bio tìm hiểu một số bài thuốc dân gian điều trị viêm phế quản ở trẻ qua bài viết dưới đây.
Cách thực hiện: Dùng 500g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi ngâm trong 200g đường đỏ. Xếp một lớp đường rồi một lớp tỏi xen kẽ, sau đó rót khoảng 500ml giấm ăn vào lọ. Ngâm trong vòng 10-15 ngày trước khi cho trẻ sử dụng. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần một thìa 15-20ml. Mẹ có thể hòa cùng nước ấm cho trẻ uống hoặc sử dụng trực tiếp đều được.
Theo nghiên cứu, trong tỏi chứa hàm lượng allicin – hợp chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Đồng thời tỏi cung cấp các nhóm vitamin và các hoạt chất khác. Mật ong có vị ngọt, dễ uống và dễ sử dụng. Trong mật ong chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Cách làm: Mẹ có thể lấy khoảng 60g tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn rồi trộn cùng 90g mật ong nguyên chất. Sau đó đem hấp cách thủy thành cao tỏi. Cho trẻ dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 thìa để làm giảm các triệu chứng viêm phế quản.
Chỉ là những nguyên liệu từ nhà bếp đơn giản, nhưng củ cải và mật ong có thể trở thành bài thuốc dân gian giúp mẹ điều trị viêm phế quản hiệu quả cho trẻ trong mùa đông này. Theo y học cổ truyền, củ cải trắng tươi sống có vị cay, tính mát và quy vào hai kinh phế, vị. Sử dụng củ cải giúp điều trị một số bệnh lý đường hô hấp, viêm phế quản, tiêu hóa.
Cách làm: Lấy khoảng 500g củ cải trắng tươi, xay lấy nước rồi trộn đều cùng 500ml mật ong. Chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Với trẻ thường xuyên ho nhiều, ho có đờm, mẹ có thể dùng hạt củ cải phơi khô, tẩm ướp với nước gừng tươi rồi mang đi sao vàng, tán bột mịn. Sau đó thêm vào 5g vỏ quýt, 10g gừng già đun sôi đến nhỏ lửa, chắt lấy nước. Sau đó thêm bột gạo để làm thành các viên tròn nhỏ bằng hạt đỗ đen. Cho trẻ sử dụng trước bữa ăn, mỗi lần từ 15-20 viên.
> XEM THÊM:
Phân biệt viêm phế quản cấp và mãn tính để có cách phòng bệnh hiệu quả
Những điều cần biết về viêm tiểu phế quản
Bé viêm phế quản uống thuốc gì an toàn, hiệu quả nhanh chóng?
Không phải ai cũng biết đến công dụng trị ho của hoa hồng bạch. Loại hoa dùng trang trí, làm đẹp và còn là vị thuốc đông y có nhiều tác dụng trong điều trị viêm phế quản. Hoa hồng bạch có vị thơm mát, dễ sử dụng, tinh chất kháng viêm hiệu quả.
Cách làm: Mẹ có thể lấy 5-6 cánh hoa hồng bạch, rửa sạch bằng nước muối loãng rồi cho vào cốc nhỏ cùng 1 muỗng đường phèn. Hấp cách thủy trong vòng 10-15p hoặc đặt vào nồi cơm hấp đến khi cơm chín. Sau đó để nguội và cho bé sử dụng. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 3-4 lần giúp trị hẳn triệu chứng ho.
Nước vo gạo chứa vitamin PP – tác dụng làm sạch họng. Rau diếp cá là vị thuốc trong đông y, có tác dụng kháng sinh chống viêm họng, chữa viêm phế quản, viêm amidan và trị ho hiệu quả.
Xem thêm : Ăn gì chữa viêm phế quản
Cách làm: Mẹ có thể lấy khoảng 100g rau diếp cá cho vào xay nhuyễn lấy nước. Thêm vào nước gạo đặc, đun sôi rồi giảm lửa nhỏ dần. Đun trong vòng 20-30 phút rồi để nguội lọc lấy nước cho trẻ uống. uống mỗi ngày 2-3 lần sau ăn giúp mang đến hiệu quả cao nhất.
- Điều trị viêm phế quản bằng cách bài thuốc dân gian sử dụng nguồn thảo dược, thực phẩm tự nhiên, an toàn, lành tính đối với sức khỏe của trẻ.
- Không mang lại tác dụng phụ như sử dụng kháng sinh.
- Đông y lấy con người làm trung tâm. Vì vậy các bài thuốc vừa có tác dụng điều trị viêm phế quản, vừa nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Các bài thuốc dân gian thường cần đun sắc, chuẩn bị cầu kỳ, tốn thời gian.
- Các dược liệu tự nhiên nên dược tính cần thời gian dài mới phát huy tác dụng. Vì vậy, điều trị viêm phế quản cho trẻ bằng bài thuốc dân gian cần kiên trì áp dụng, không bỏ cuộc giữa chừng.
- Các bài thuốc chỉ đem đến hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh tiến triển nặng, nguy hiểm hay có biến chứng thì bố mẹ không nên áp dụng cho trẻ sử dụng tại nhà. Nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị tốt nhất.
Điều trị viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian luôn mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe của trẻ. Hy vọng bài viết cung cấp thêm cho các bậc phụ huynh những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ. Mọi vấn đề thắc mắc về tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của bé, xin hãy kết nối với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé