
Trẻ bước sang tháng thứ 10 là thời điểm bé đã mọc được khoảng 4 - 6 chiếc răng sữa. Các bé độ tuổi này cũng rất hiếu động và đang tò mò khám phá những điều mới lạ xung quanh. Chính vì vậy, thực đơn của bé cũng cần phải được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ để bé được phát triển toàn diện. Sau đây là những gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi vừa ngon vừa bổ mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho bé.
Trẻ 10 tháng tuổi cần đảm bảo 3 bữa chính là bột hoặc cơm nhão, 2 bữa ăn phụ trái cây hoặc sữa chua, ngoài ra một ngày bé sẽ bú mẹ hoặc uống sữa công thức khoảng 500 - 600ml/ngày).
Theo đó, thực đơn ăn dặm của bé cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn, gồm chất bột đường (bột), chất đạm (thịt,cá, tôm, cua), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng (rau, trái cây).
Nếu thiếu một trong số các chất này, bé sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn nếu thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được một số vitamin như A, D, E, K.. vì các vitamin này được hòa tan trong dầu.
Đặc biệt lưu ý, từ 19h đến sáng hôm sau, cho bé bú mẹ bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa sữa.
> XEM THÊM:
- Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời
- Ăn dặm đúng cách cho bé 10 tháng tuổi
- Những kiến thức mẹ không thể bỏ qua khi cho bé ăn dặm
Để kích thích sự hứng thú trong bữa ăn của trẻ, mẹ nên thường xuyên đa dạng thực phẩm và cách chế biến trong bữa ăn hàng ngày của con. Những thực phẩm được lựa chọn cần đảm bảo sạch, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Một số gợi ý thực phẩm mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào bữa ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi:
- Thịt và trứng: Đây là những thực phẩm giúp cung cấp chất đạm và nhiều dưỡng chất khác cho trẻ.
- Rau: Rau cung cấp chất xơ và nhiều vitamin giúp trẻ phát triển tốt hơn. Mẹ có thể lựa chọn thay đổi các loại rau củ như: bông cải xanh, súp lơ, cải bó xôi, rau ngót… cho bé 10 tháng tuổi
- Ngũ cốc: Bên cạnh cháo ăn dặm hàng ngày, mẹ có thể cho con ăn thêm một số loại ngũ cốc như mì làm từ lúa mì nguyên cám, bột yến mạch… Hoặc bánh mì, bánh quy,...
- Gia vị: Ở độ tuổi này, trẻ đã có cảm nhận vị giác rõ ràng. Đây là cơ hội để bé được thưởng thức thêm nhiều gia vị khác. Mẹ có thể thêm một số loại gia vị như đinh hương, hạt cây thì là, quế, tỏi, hành…
- Trái cây: Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho bé bằng các loại trái cây được nghiền nhỏ vào các bữa phụ như việt quất, dưa hấu, cam, xoài…
- Nước lọc và nước trái cây: Hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển nên mẹ cần cho bé uống nước đã đun sôi hoặc nước trái cây ép sẽ rất tốt cho bé.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Mẹ có thể cho bé ăn pho mai, sữa chua hoặc bơ trong các bữa ăn phụ của con.
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Trên đây là công thức ăn dặm cho bé 10 tháng mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn cho bé. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về ăn dặm trẻ nhỏ cần được tư vấn, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Vào mùa đông xuân, thời tiết lạnh rất dễ gây ra các bệnh về hô hấp đối với trẻ nhỏ… Ngoài việc thực hiện những biện pháp giữ ấm cho bé, mẹ có thể tăng cường sức đề kháng cho bé bằng những loại thực phẩm để bổ sung cho bé đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là thực đơn ăn dặm tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh mẹ có thể tham khảo.
Tết là thời điểm mẹ phải bận rộn chuẩn bị mâm cỗ, đi chúc Tết và du Xuân cùng cả nhà. Do vậy, để bé ăn gì mà vẫn đủ chất mà mẹ vẫn có thời gian làm việc khác luôn là một câu hỏi lớn cho các mẹ. Hôm nay, VHN Bio sẽ cùng mẹ chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ trong ngày Tết đảm bảo dinh dưỡng cũng như nhanh và tiện lợi nhất qua bài viết dưới đây.
Ăn dặm cho bé tưởng chừng đơn giản ai ngờ khó không tưởng. Hầu hết thực đơn ăn dặm của các bà mẹ Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp năng lượng tối thiểu cần cho sự phát triển của trẻ. Điều này giải thích tại sao trẻ nhỏ ở Việt Nam chậm phát triển hơn so với các nước Châu Âu. Thay vì tìm kiếm những kiến thức không chính thống, các mẹ hãy tham khảo ngay những thực đơn ăn dặm 3 bữa đầy đủ dưỡng chất, thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ ngay qua bài viết dưới đây.