Các bé hệ miễn dịch rất yếu ớt, không ít bé bị nhiễm covid hoặc có người nhà bị covid trong thời điểm tình hình dịch hiện nay đang căng thẳng. Để đảm bảo trẻ nhanh khoẻ mạnh, phòng chống dịch tốt nhất cần thói quen ngủ đủ giấc và chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Các bố mẹ cùng chuyên gia VHN Bio tìm hiểu các hoạt động tăng đề kháng khi là f1 ở trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây nhé!
Giữ vệ sinh thân thể là cách đơn giản nhất để tránh vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc. Điển hình nhất là việc rửa tay trước khi ăn, đeo khẩu trang thường xuyên giúp ngăn chặn vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể, từ đó hỗ trợ cho hệ miễn dịch, tăng đề kháng khi là F1, F0
Một số lưu ý:
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người
- Chấm 1 giọt dầu gió ở mặt trong khẩu trang để hỗ trợ thông mũi, dễ thở khi đeo khẩu trang
- Xịt khử khuẩn bằng cồn trong phòng và không khí thường xuyên
- Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn cho trẻ
- Dùng xà phòng rửa tay, rửa theo đúng quy trình rửa tay của bộ y tế
- Tắm rửa nhanh chóng, tránh để cơ thể nhiễm lạnh
>> Xem thêm:
- Phân biệt triệu chứng và cách phòng tránh 7 căn bệnh về đường hô hấp mà trẻ em thường gặp
- Làm thế nào để điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ 6 tháng tuổi
- Có nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
Ăn đủ dinh dưỡng là một trong những nền tảng tốt nhất của hệ thống miễn dịch có thể chống lại bệnh tật. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: trẻ cần ăn nhiều loại rau quả cùng các món đạm mỗi ngày để cung cấp vitamin C, E, A cùng các vi khoáng dinh dưỡng để có thể tăng đề kháng khi là f1.
Có thể kể đến:
- Trứng, thịt và hải sản sẽ cung cấp cho hệ miễn dịch các vitamin B6, B12, kẽm và selen, sắt.
- Những thực phẩm từ sữa, ngũ cốc bổ sung vi chất B6, A, axit folic, E, acid amin… giúp thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể
- Các loại hạt cung cấp omega-3-6-9, các chất chống oxy hóa nâng cấp hệ miễn dịch, tăng khả năng tiêu diệt các “vật thể lạ” xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Ngoài ra, mẹ hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ uống có đường, có ga trong thời điểm này. Những thực phẩm đó làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến trẻ F1 khi có triệu chứng ho đờm cảm lạnh càng khó lành bệnh.
Luôn chú ý tới những gì trẻ sẽ ăn và uống là yếu tố cơ bản để tạo nên hàng rào miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm.
Ngủ đủ giấc ở trẻ rất quan trọng. Với trẻ nhỏ, việc ngủ mỗi ngày là cách để trẻ tiết kiệm và tái tạo năng lượng hằng ngày, nhất là với trẻ nhỏ cần tăng đề kháng khi là f1.
Trung bình trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 tiếng, trẻ mới biết đi cần ngủ từ 12 – 13 tiếng và trẻ học mẫu giáo cần ngủ khoảng 10 tiếng mỗi ngày. Việc thiếu ngủ có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, dễ gây ra những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
5. Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ, uống nhiều nước
Sữa mẹ chứa các kháng thể giúp tăng cường miễn dịch, đặc biệt là tăng cường miễn dịch đường hô hấp cho trẻ và tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, chống lại các nhiễm trùng.
Vì thế đối với trẻ từ 1 tuổi trở xuống, các bác sĩ khuyến khích mẹ nên cho trẻ bú nhiều sữa, vừa cung cấp các chất tăng miễn dịch tự nhiên, từ đó giúp tăng đề kháng khi là f1.
Với những trẻ đã dừng bú và đang ăn dặm, ăn thô, gia đình chú ý cho trẻ uống nước và điện giải. Để đảm bảo không bị quên, bố mẹ có thể đặt các cữ uống nước cho trẻ nhằm đảm bảo thời gian ăn uống mà vẫn bù đầy đủ nước.
6. Tăng cường tập luyện thể dục
Việc tập luyện thể dục thường xuyên không chỉ giúp tăng cường các tế bào miễn dịch, tăng đề kháng khi là f1 không chỉ ở người lớn mà còn bao gồm cả trẻ em.
Để tạo thói quen tập thể dục cho trẻ, bố mẹ nên trở thành một tấm gương tập luyện và cho bé tham gia các bài tập thể dục lành mạnh như đi bộ, đạp xe hoặc trượt băng. Với trẻ quá nhỏ tuổi, bố mẹ nên bóp chân tay cho bé vào sáng sớm và tối trước khi ngủ để thúc đẩy trao đổi chất, tăng hoạt động và năng lượng cho con yêu.
Trên đây là một số kiến thức để giúp bố mẹ chăm sóc sức đề kháng của con tốt hơn, giảm tình trạng ốm vặt, ốm tái đi tái lại, tăng đề kháng khi là f1 ở trẻ. Hi vọng sẽ giúp bố mẹ giảm bớt áp lực trong hành trình chăm sóc bé yêu nhà mình.
Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn về các tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của con, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé