vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Cách chăm trẻ khi bị viêm đường hô hấp trên giúp mẹ bớt lo lắng

09/07/2020   1995 lượt xem

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên là do một số tác động bên ngoài như môi trường sống ô nhiễm, thời tiết thay đổi, duy trì thói quen không tốt… biểu hiện chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho, bỏ bú, hay quấy khóc. Vậy làm thế nào để giúp trẻ thoát khỏi nhanh tình trạng này, kiến thức qua bài viết sẽ giúp mẹ bớt phần lo lắng.

1. Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Đường hô hấp trên là tính từ mũi kéo dài đến thanh quản, bao gồm mũi, họng, thanh quản. Khi các tác nhân xâm nhập vào sẽ xuất hiện những triệu chứng giống cảm cúm. Nếu mẹ không chú ý để điều trị kịp thời cho trẻ sẽ dẫn đến các bệnh viêm xoang, viêm VA, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm amidan… và được gọi chung là viêm đường hô hấp trên.

dau-hieu-viem-phe-quan


Vậy, dấu hiệu nhận biết cụ thể viêm đường hô hấp trên là:
- Trẻ sơ sinh: Biểu hiện chủ yếu là sốt nhẹ - rơi vào khoảng 38,50 độ C, chảy nước mũi, khò khè, ho, bỏ bú, quấy khóc…
- Trẻ đã lớn: Biểu hiện thường là khản tiếng, đau họng, chán ăn, nghẹt mũi…
Tuy chỉ là những biểu hiện thường gặp, nhưng nếu mẹ không để ý và điều trị kịp thời cho trẻ thì có thể dẫn đến bệnh viêm phổi.

> XEM THÊM:

- Chữa viêm họng viêm thanh quản có thực sự khó như bạn nghĩ?

- Chữa viêm họng sốt cho bé bằng những cách xử lý đơn giản nhưng hiệu quả sau!

- Có những phương pháp điều trị viêm họng amidan cấp cho trẻ nhỏ nào?

 

2. Cách chăm trẻ khi bị viêm đường hô hấp trên tại nhà

- Giúp trẻ cung cấp đủ nước cho cơ thể

Nước sẽ làm loãng chất tiết giúp trẻ ho dễ dàng hơn. Các chất lỏng để trẻ bổ sung nước gồm: Nước trái cây, nước lọc, các loại nước súp. Và nếu chưa rõ về lượng nước cung cấp cho trẻ mỗi ngày, mẹ nên đến gặp bác sĩ để tham khảo.

- Làm dịu cổ họng, giảm ho

Mẹ có thể cho bé uống một ít mật ong pha loãng với nước ấm. Đối với trẻ đã lớn thì mẹ có thể cho ăn quả quất cùng với đường kính, gừng hoặc pha ¼ muỗng muối cùng nước ấm vào một cái ly, sau đó hướng dẫn trẻ súc miệng đúng cách cũng có thể giúp trẻ dịu cổ họng, giảm ho.

chua-ho-mat-ong

 

- Khắc phục chứng ngạt mũi, chảy nước mũi

Mẹ mua nước muối sinh lý loại dành cho trẻ rồi cẩn thận nhỏ vào hai bên mũi để làm loãng dịch. Sau đó, mẹ lấy dịch mũi bằng dụng cụ hút và cuối cùng là dùng tăm bông để làm khô mũi cho trẻ.

Thường thì có nhiều mẹ dùng miệng hút mũi cho trẻ, thế nhưng đây là cách không tốt, bởi vì miệng của mẹ chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại đối với trẻ.

Ngoài ra, mẹ nên đặt bé nằm ở tư thế cao đầu, giữ nhiệt độ phù hợp cơ thể, vệ sinh sạch sẽ và tránh xa những nơi ẩm thấp.

- Nghỉ ngơi điều độ

Thời gian này, sức đề kháng của cơ thể trẻ kém. Cho nên, mẹ cần chú ý hơn về giấc ngủ để giúp trẻ nhanh phục hồi.

- Tránh xa khói thuốc

Những chất độc từ khói thuốc sẽ khiến các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp trên nặng hơn từng ngày. Nếu trẻ hít lâu khói thuốc mà mẹ không để ý thì rất dễ gây nên viêm phổi, viêm phế quản.

nguyen-nhan-gay-viem-phe-quan

 

- Che chắn cẩn thận khi ra ngoài

Nếu ra ngoài, mẹ nên mặc áo khoác, đội mũ, bịt khẩu trang cẩn thận cho trẻ để tránh tiếp xúc với khói bụi…

- Sử dụng ngay Phyto - roxim® hỗ trợ làm giảm viêm đường hô hấp

Phyto - roxim® có tác dụng hỗ trợ làm giảm viêm họng, viêm đường hô hấp trên hiệu quả với công thức bao gồm các thành phần EX-CUMIN®, gừng, kẽm Bio-organic, vitamin C, SELEN Bio-organic. Các thành phần này được kết hợp theo tỷ lệ đặc biệt hiệp đồng tác dụng tạo thế mạnh cho PHYTO-ROXIM® giúp làm ấm cơ thể; điều trị viêm đường hô hấp, cảm lạnh dẫn đến ho, ho lâu ngày, sổ mũi, cúm; tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh…

Cách dùng: Đối với trẻ từ 1 đến 4 tuổi sẽ uống 1 gói/ngày vào buổi sáng; đối với trẻ từ 4 đến 10 tuổi sẽ uống buổi sáng 1 gói và tối 1 gói; đối với trẻ trên 10 tuổi thì sẽ uống buổi sáng 2 gói và tối 2 gói; đối với người lớn thì uống ba lần vào buổi sáng, trưa, tối và mỗi lần 2 gói.

Cách pha: Hoà cùng 15ml nước ấm, 1 thìa mật ong hoặc sữa, nước hoa quả (tùy sở thích), uống trước bữa ăn chính ít nhất là 30 phút.

Xem thêm : Viêm phế quản và cách điều trị

Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Phyto - roxim®, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Phyto - roxim® là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé