vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Cách lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm

23/10/2019   3778 lượt xem

Đã đến lúc em bé nhà bạn có dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm, cũng chính là lúc bố mẹ phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Thực phẩm ăn dặm nào là tốt nhất cho bé?”. Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé và trở thành “siêu đầu bếp” mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức gì, hãy cùng tham khảo nhé!

 

 

Nhóm thực phẩm cho bé ăn dặm

 

 

Bé nên được cho ăn dặm từ loãng đến đặc và ăn từ ít đến nhiều. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé gần như đã hoàn chỉnh và sẵn sàng để ăn dặm nhưng còn non nớt và chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn không phải là sữa mẹ. Đầu tiên mẹ chỉ nên cho bé ăn với mục đích cho bé làm quen với việc ăn dặm. Mỗi ngày chỉ cần cho bé ăn 1 bữa, sau đó tăng lên theo độ tuổi của bé. Cần phải cho bé ăn đúng cách và khoa học kể từ khi bắt đầu. Trong thức ăn của bé cần có đủ 4 nhóm:

 

-  Nhóm tinh bột : Tinh bột có nhiều trong các loại nông phẩm như gạo, ngô, khoai, sắn và các loại đậu…Mẹ có thể lựa chọn để lên thực đơn hàng ngày cho bé. Tuy nhiên không nên nấu lẫn vào rồi cho bé ăn để tránh việc bé bị dị ứng hay khó tiêu…Bữa ăn dặm cho bé rất đa dạng và phong phú. Khi bé đã lớn (khoảng 1 tuổi) thay vì chỉ cho bé ăn cháo hoặc súp gạo thì mẹ có thể cho bé ăn bún, phở…

 

 

-  Nhóm chất béo : Có nhiều trong các loại bơ, dầu và mỡ. Mẹ nên cho bé ăn đầy đủ cả dầu và mỡ bằng cách cho ăn luân phiên giữa các bữa. Nên cho bé ăn dầu ở dạng nguyên chất, chưa qua chế biến để đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Có rất nhiều các loại dầu thực vật như: dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu, dầu gấc… Lưu ý không nên cho bé ăn nhiều dầu gấc để tránh cho bé bị vàng da do thừa vitamin A. Chỉ nên cho bé ăn dầu gấc từ 1-2 lần/1 tuần

 

-  Nhóm chất đạm : có trong các loại thịt, cá, trứng, hải sản…Khi bé bắt đầu ăn dặm thì nên cho bé ăn thịt nạc và trứng. Các mẹ cứ nghĩ cho con ăn nhiều đạm là rất tốt nhưng như vậy là không đúng. Ăn quá nhiều đạm làm cho bé rối loạn tiêu hóa và nguy cơ mắc chứng biếng ăn gia tăng.

 

-  Nhóm vitamin và chất xơ : Vitamin và chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Vì đây là nhóm không cung cấp năng lượng nên không cần phải bắt bé ăn nhiều vào bữa bột cháo gây thấp năng lượng khẩu phần khiến bé chậm lên cân. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm chỉ nên cho thêm 1 thìa rau, sau đó tăng lên 2-3 thìa cho 1 bát cháo bột là đủ. Nếu trẻ bị táo bón thì có thể tăng thêm lượng rau xanh cho một bữa nhưng không nên cho quá nhiều. Còn nếu trẻ thừa cân béo phì thì nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng thừa.

 

 

Những thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ

 

 

Trái cây và rau quả

 

Trái cây và rau quả giúp bảo vệ cơ thể bé chống lại tất cả các loại bệnh bởi trái cây và rau quả cung cấp năng lượng, vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và nước.

 

Ăn trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau là một cách cung cấp đủ các loại chất dinh dưỡng tuyệt vời cho con của bạn.

 

 

 

Các loại thực phẩm giàu tinh bột và ngũ cốc

 

Các loại thực phẩm giàu tinh bột và các loại ngũ cốc cung cấp cho trẻ năng lượng cần thiết để lớn lên, phát triển và học hỏi. Những thực phẩm này bao gồm ngũ cốc, bánh mì, gạo, mì ống và mì sợi. Bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm này vào mỗi bữa ăn.

 

Các loại thực phẩm giàu tinh bột có chỉ số glyceamic thấp, như mì ống và bánh mì nguyên hạt, sẽ cung cấp năng lượng lâu dài cho con bạn.

 

 

Thịt nạc, cá, gia cầm, và các thực phẩm thay thế thịt

 

Thịt nạc, cá, thịt gà và các thực phẩm thay thế thịt chẳng hạn như trứng, đậu (rau đậu), đậu phụ và các loại hạt cung cấp cho trẻ lượng sắt, kẽm, vitamin B12, axit béo omega-3 và protein để tăng trưởng và phát triển cơ bắp.

 

Sắt và axit béo omega-3 đặc biệt quan trọng cho sự phát triển não bộ và việc học tập của trẻ.

 

 

Thực phẩm cần có trong thực đơn của bé

 

 

Thực phẩm giàu sắt

 

Trong giai đoạn bé bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, sắt chiếm vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí não của bé. Vì vậy mẹ nên chọn các nguồn thực phẩm có chứa nhiều chất sắt như:

 

-  Trứng gà: là một thực phẩm giàu protein, chất béo và sắt, dễ chế biến, giúp bé tăng cân khỏe mạnh.

 

-  Thịt gà: chứa nhiều đạm, các loại vitamin, canxi, sắt,… rất tốt cho trẻ khi tập ăn dặm . giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, tăng cân khỏe mạnh.

 

-  Các loại thịt đỏ: thịt là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất, cung cấp chất đạm và chất béo cho bé, giúp bé khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Vì vậy những loại thịt có màu đỏ như thịt heo, thịt bò nên được mẹ bổ sung thường xuyên trong thực đơn cho trẻ ăn dặm nhé.

 

-  Các loại ngũ cốc: ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám là nguồn cung cấp sắt lý tưởng cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn sáng với ngũ cốc để bé bổ sung chất sắt.

 

 

Thực phầm giàu kẽm

 

Để tăng hấp thu cho trẻ, giúp bé hết biếng ăn mẹ hãy bổ sung ngay vào thực đơn những thực phẩm giàu kẽm dưới đây nhé.

 

 

-  Động vật có vỏ: Các loại động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm và hến chứa rất nhiều kẽm. Chính vì thế, những loại động vật này luôn được ưu tiên có mặt trong danh sách các loại thực phẩm giàu kẽm.

 

 -  Các loại đậu, hạt: Các loại hạt rất giàu kẽm. Đứng đầu bảng xếp hạng này là hạt điều: 100gr hạt điều có thể cung cấp tới 5,6mg hoặc 37% đơn vị kẽm. Các loại hạt khác chứa nhiều kẽm tương tự bao gồm hạt thông, hồ đào, hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó, hạt dẻ, hạt mè… 

 

- Các loại rau: Rau củ giàu kẽm bao gồm cả các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan. Đậu nành chứa tới khoảng 9mg kẽm trong khi đậu Hà Lan chứa 2mg kẽm. Các loại rau khác cũng chứa nhiều kẽm bao gồm đậu xanh, măng tây, bắp, khoai tây, bí ngô…

 

 

Thực phẩm giàu omega-3

 

Omega3 giúp cho não bộ và hệ thần kinh của bé phát triển toàn diện. Một số thực phẩm giàu omega3 mà mẹ nên tham khảo để bổ sung vào thực đơn cho trẻ ăn dặm là:

 

-  Cá hồi: nhiều DHA, là một trong những omega3 có vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của bé. Giúp bé yêu tránh được một số bệnh tật.

 

-  Cá thu: omega3 trong cá thu giúp mạch máu hoạt động tốt hơn, không những vậy còn giúp bé thông minh hơn, trí não phát triển toàn diện hơn.

 

-  Tôm: trong tôm có nhiều vitamin, omega3, axit béo, góp phần tạo nên sự bền vững của thành mạch máu của bé.

 

 

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B

 

-  Gan và các loại nội tạng: Mặc dù không được phổ biến lắm, các loại thịt nội tạng – đặc biệt là gan – chứa rất nhiều các vitamin B.

 

-  Thịt bò: Vitamin B có trong thực phẩm nào nhiều nhất? Không chỉ giàu đạm, thịt bò còn đứng đầu bảng về hàm lượng thành phần các vitamin nhóm B. Trong một khẩu phần ăn 100g loại thịt này có 2.6µg vitamin B12 và 0,4 mg vitamin B6.

 

-  Đậu xanh, đỗ: Thay vì tìm kiếm xa xôi xem vitamin B có trong thực phẩm nào thì mẹ có thể sử dụng đậu xanh và các loại họ đỗ quen thuộc để cung cấp thành phần dinh dưỡng này cho cơ thể. Trong loại hạt này và nhiều hạt họ đỗ có chứa vitamin B1, B2, B5, B6 và B9 rất phong phú.

 

 

Những thực phẩm không nên cho bé ăn thường xuyên

 

 

Bao gồm khoai tây rán, sôcôla, kẹo, bánh ngọt, bánh nướng, nước ngọt, nước trái cây và các loại thực phẩm ăn nhanh, những thức ăn này đều có nhiều đường, muối và/hoặc chất béo và ít dinh dưỡng.

 

Trẻ có thể ăn rất nhiều thức ăn loại này. Bạn cần đảm bảo mức độ ăn vừa phải của bé. Nếu bạn quyết định cho bé ăn những loại thức ăn này, hãy đảm bảo rằng trẻ chỉ thỉnh thoảng ăn với một lượng nhỏ.

 

 

Giai đoạn đầu ăn dặm được coi là cột mốc quan trọng vì nó quyết định đến sự yêu thích của bé đối với thức ăn về sau này. Mẹ hãy chọn đúng thực phẩm cho bé ăn dặm cần thiết để cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng cho sự phát triển thể trạng của bé nhé!

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé