Thời tiết lạnh chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển. Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến bệnh đường hô hấp, viêm phổi… trong mùa này. Vì thế, cha mẹ cần theo dõi thật sát sao và có biện pháp tăng cường sức đề kháng giúp trẻ phòng chống bệnh hô hấp. Cùng tham khảo ngay những cách phòng ngừa viêm đường hô hấp trẻ em trong mùa đông qua bài viết sau đây.
Viêm mũi họng: Là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong mùa đông lạnh. Triệu chứng của viêm mũi họng là hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi.
Khi thời tiết chuyển mùa, viêm họng cấp tính nếu không được điều trị sẽ chuyển thành mãn tính. Viêm họng mãn tính sẽ có biểu hiện đau rát họng, ho, ngứa họng, đôi khi có cảm giác nuốt vướng rất khó chịu, ho khan hoặc ho có đờm. Viêm họng mạn tính hoặc viêm mũi mạn tính nếu không có phương pháp điều trị sớm sẽ rất dễ gây nên viêm xoang.
Cảm lạnh: Khi virus cảm lạnh xâm nhập sẽ có những triệu chứng viêm đường hô hấp như sốt, ho, sổ mũi, biếng ăn, đau họng,...
Viêm tiểu phế quản: Là bệnh do virus gây ra, triệu chứng bao gồm sổ mũi, thở khò khè, khó thở, ho, sốt. Nếu nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV, bệnh thường nặng hơn, gây suy hô hấp kéo dài hoặc tái phát.
> XEM THÊM:
- Bố mẹ có biết viêm đường hô hấp là gì và đâu là cách trị viêm đường hô hấp ở trẻ tốt nhất?
- Những điều bạn cần biết về bệnh viêm đường hô hấp trên trong thời điểm giao mùa
- Cách chữa viêm đường hô hấp ở trẻ em an toàn tại nhà
Cha mẹ nên giữ ấm đường thở cho bé trong mùa đông bằng cách mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang, đội mũ kín tai mỗi khi đi ra đường để tránh không khí lạnh xâm nhập gây bệnh.
Vi khuẩn, virus tồn tại ở khắp mọi nơi, sinh sản nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh hô hấp. Cha mẹ cần phòng bệnh từng ngày bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể cho bé. Với bé lớn, cần rèn luyện ý thức vệ sinh cá nhân để bé tự biết cách bảo vệ, chăm sóc bản thân kể cả khi không có cha mẹ ở bên.
Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau mỗi lần vận động; vệ sinh răng miệng, mũi họng cho bé; vệ sinh môi trường xung quanh như giường ngủ, phòng vệ sinh... và các đồ dùng thường nhật.
Mẹ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để có khả năng phòng chống bệnh, phát triển toàn diện. Khi bé bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ cũng cần đảm bảo cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng để bé có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm các loại trái cây giàu vitamin như đu đủ, dâu tây, cam…
Mẹ cũng cần bổ sung nhiều loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như: cà rốt, súp lơ, cà chua, bí đỏ, rau dền... Đồng thời kết hợp chung với thịt, cá, trứng để bữa ăn của trẻ đầy đủ chất, hoàn thiện hệ miễn dịch. Các thực phẩm giàu kẽm như: hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, cacao, chocolate, hạt bí, các loại đậu... cũng có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ trong mùa đông.
Hầu hết các trường hợp trẻ em bị viêm đường hô hấp là do virus gây ra. Kháng sinh chỉ có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn chứ không có tiêu diệt được các loại virus. Dùng kháng sinh rất có hại cho em bé và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, nếu lạm dụng sẽ rất dễ có hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dự trữ sẵn trong nhà thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phyto-roxim® để sử dụng khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp.
Phyto-roxim® được các chuyên gia của VHN Bio nghiên cứu và tạo ra với công thức bao gồm các thành phần EX-CUMIN®, kẽm, selen, vitamin C, gừng…, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho, sổ mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp nhanh chóng, hiệu quả.
Sản phẩm Phyto-roxim® được điều chế hoàn toàn 100% từ thực vật, dựa trên công nghệ sinh học Bio-organic hiện đại từ Hoa Kỳ, cực kỳ an toàn với trẻ nhỏ, kể cả với trẻ sơ sinh nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm cho bé sử dụng mà không phải lo lắng gây những tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là những cách phòng ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ em trong mùa đông lạnh. Nếu như có bất cứ thắc mắc gì về cách điều trị các bệnh viêm đường hô hấp, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé