vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Cách phòng tránh bệnh viêm họng cho bé khi chuyển mùa

24/10/2019   1324 lượt xem

Khi chuyển mùa là lúc thời tiết thay đổi và sức đề kháng của mỗi người kém đi, đặc biệt là trẻ nhỏ, vì có hệ miễn dịch thấp. Và viêm họng là bệnh mà trẻ nhỏ hay mắc phải nhất, nếu để lâu quá có thể dẫn đến viêm phổi. Viêm họng ở trẻ em có thể nhận biết bằng các dấu hiệu phổ biến như ho, sốt, chán ăn, quấy khóc...Thông thường các bậc cha mẹ thường vội vàng dùng thuốc kháng sinh cho bé mà không biết rằng, nhiều trường hợp dùng kháng sinh là vô hiệu. Vậy đâu là giải pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả cho bé?

 

 

Trẻ bị viêm họng có nguy hiểm không ?

 

 

 

 

Viêm họng là tình trạng sưng nề niêm mạc họng một cách nhanh chóng. Bởi vì họng là vị trí của ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của đường dẫn không khí vào phổi, dẫn thức ăn và nước uống qua thực quản.Vì vậy, họng là nơi rất thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.

 

Sau vài ngày, sức đề kháng của cơ thể trẻ yếu dần, đặc biệt là các bé bị còi xương, suy dinh dưỡng hoặc đang mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính (VA, hen phế quản).

 

Các loại vi khuẩn khác đang sống ký sinh ở họng, mũi sẽ gây bệnh (thường gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội như vi khuẩn phế cầu, Hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu).

 

 

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng

 

Trẻ có sức đề kháng yếu vì vậy dễ bị các tác nhân bên ngoài như môi trường, vi khuẩn phế cầu, liên cầu khuẩn nhóm A, virus… tấn công và gây bệnh. Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu ban đầu của viêm họng cấp thường là quấy khóc, chán ăn do tình trạng đau họng kéo dài, có thể ho. Với trẻ lớn hơn, sẽ thấy họng sưng, tấy đỏ.

 

Gần 80% bệnh viêm họng ở trẻ em là do virus gây ra chính vì vậy việc dùng kháng sinh điều trị sẽ không mang lại tác dụng, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. Thay vào đó chỉ cần phát hiện sớm triệu chứng bệnh, có biện pháp điều trị phù hợp và cho trẻ nghỉ ngơi, bệnh sẽ thuyên giảm.

 

Dưới đây là một số nguyên nhân khác có thể gây viêm họng:

 

-  Yếu tố môi trường: Chất gây ô nhiễm môi trường như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, lông thú, khí thải công ghiệp, hoặc các chất hóa học độc hại khác…Khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường vào khoảng thời gian giao mùa dễ gây viêm họng. Bên cạnh đó chất lượng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ gây phát sinh viêm họng.

 

-  Yếu tố cá nhân: Việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên và đúng cách sẽ làm cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Không vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh.

 

 

Các triệu chứng khi trẻ bị viêm họng

 

 

-  Ho, đau rát cổ họng, họng sưng đỏ

 

-  Nuốt nước bọt đau, khó há miệng

 

-  Khe amidan xuất hiện nhiều đốm mủ trắng

 

-  Bé có thể sốt với những mức độ khác nhau: sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao

 

-  Nghẹt mũi, chảy nước mũi, dịch mũi trong hoặc màu vàng xanh

 

-  Toàn thân mệt mỏi

 

- Trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ bú

 

 

 

Điều trị viêm họng cho trẻ

 

 

-  Khi trẻ bị viêm họng, cần phải cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm cho các bộ phận cổ, ngực, gan bàn chân.

 

-  Cung cấp nhiều vitamin C bằng cách ăn các hoa quả như cam, quýt, bưởi hoặc viên uống, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 

-  Nếu trẻ có triệu chứng trở nặng, lâu khỏi, sốt cao trên 38ºC cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để chỉ định cho thuốc uống, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.

 

-  Cần cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.

 

 

Cách phòng bệnh viêm họng cho bé

 

 

 

 

-  Vệ sinh đường hô hấp (họng, răng và miệng) cho trẻ hàng ngày bằng đúng cách: đánh răng, súc miệng – họng bằng nước muối loãng.

 

-  Khi ra đường phải đeo khẩu trang để tránh những tác nhân từ môi trường như khói bụi, cho trẻ uống nhiều nước và hướng dẫn cho trẻ hoạt động thể chất, rửa tay sạch sau khi chơi và trước khi ăn.

 

-  Không cho trẻ uống nước đá cũng như ăn các sản phẩm đông lạnh khác.

 

-  Nên để nhiệt độ phòng ngủ vừa phải không nên để thấp quá. Nhiệt độ phòng nếu người lớn cảm thấy mát thì đối với trẻ em là lạnh.

 

-  Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Để điều trị viêm họng ở trẻ em có thể phải dùng thuốc kháng sinh, tuy nhiên phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

-  Giữ ấm cổ họng cho trẻ và không nên mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi đang bị sốt.

 

-  Khi trẻ ốm sốt thường rất chán ăn vì thế bố mẹ nên nấu cho bé những món bổ dưỡng, dễ ăn, dễ nuốt như cháo, súp…và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

 

-  Nếu bé còn bú thì mẹ cần tăng cường cho bé bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng cho trẻ.

 

-  Tuyệt đối không được dùng aspirin cho bé vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ. Bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

 

 

Bé bị viêm họng thường không có gì nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Nhưng nếu để quá lâu có khả năng tái phát cao ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Trong thời tiết lạnh, trẻ bị viêm họng là tình trạng rất dễ gặp. Tuy nhiên, bố mẹ không cần lo lắng quá. Với một số trường hợp, con chỉ bị đau họng nhẹ, sức đề kháng tốt, có thể không cần dùng thuốc, hệ miễn dịch sẽ tự chống lại virus trong vài ngày đến một tuần.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé