
Rối loạn ăn uống hay những thay đổi thất thường về cân nặng không phải là tình trạng hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng chịu tác động trực tiếp đến thể chất và tâm lý của chúng.
Chạy theo thành tích học tập, bị bạn bè người thân chê bai về ngoại hình, mâu thuẫn gia đình,... đều dễ làm trẻ dễ bị căng thẳng. Tâm lý buồn chán khiến trẻ giảm bớt hứng thú với việc ăn uống hơn, lâu dần sẽ hình thành chứng rối loạn ăn uống. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, những rối loạn này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy chính xác thì rối loạn ăn uống ở trẻ là gì? Những dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận ra trẻ đang bị rối loạn ăn uống và cách xử lý ra sao? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rối loạn ăn uống ở trẻ là bệnh lý liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống bất thường. Trẻ mắc bệnh này thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ có thể bị rối loạn ăn uống do lo ngại hoặc bị chê bai về vóc dáng và cân nặng cơ thể, dẫn đến ăn uống không đúng cách, làm cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, rối loạn ăn uống cũng xuất phát từ việc bị thiếu hụt các khoáng chất quan trọng như kẽm hoặc sắt, gặp vấn đề về tâm lý, thiếu tình thương của cha mẹ,...
Nếu không được điều trị đúng cách, chứng rối loạn ăn uống lâu dần có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển, tâm lý sợ hãi chuyện ăn uống, luôn mặc cảm về cân nặng của bản thân và thậm chí ảnh hưởng đến cả mối quan hệ giữa trẻ và ba mẹ khi luôn thúc ép chúng ăn.
> XEM THÊM:
- Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục nhanh nhất?
- 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục
- “Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn
Trẻ em thường ít thể hiện cảm xúc khó khăn của chúng ra bên ngoài, vậy nên ba mẹ có thể thông qua những dấu hiệu khá dễ nhận biết sau đây để xem con mình có thực sự bị rối loạn ăn uống hay không.
- Bỏ bữa thường xuyên.
- Ăn đêm liên tục đối với bé đang trong thời gian bú mẹ.
- Kéo dài thời gian bữa ăn dặm.
- Không tự giác ăn, mè nheo người lớn.
- Gây rối và căng thẳng khi ăn.
- Ăn bữa phụ nhiều hơn bữa chính.
- Chỉ ăn những món hay ăn, từ chối trải nghiệm các món ăn mới.
- Hay nhè thức ăn ra ngoài hoặc bị nôn trớ do cơ thể không dung nạp được thức ăn đó.
- Có cảm giác ngon miệng đối với những thứ không phải thực phẩm bình thường. như: tóc, phân động vật, đất sét, bụi bẩn, sơn, cát, giấy, than đá…
- Sợ một số loại thức ăn vì nghĩ rằng nếu ăn món đó sẽ gây tăng cân.
- Trẻ tập thể dục quá mức để giảm cân do thiếu tự tin về cơ thể.
- Thay đổi thái độ như cáu kỉnh, cô lập bản thân với xã hội do căng thẳng vì thành tích học tập, quan hệ bạn bè gặp trục trặc,...
Từ những dấu hiệu ăn uống thất thường ở trẻ, mẹ cần xem xét lựa chọn giải pháp hợp lý giúp con dần dần lấy lại cảm giác thèm ăn, thoát khỏi chứng rối loạn ăn uống nguy hiểm này.
- Gần gũi con hơn, hãy lắng nghe những chia sẻ của con tại sao lại không muốn ăn, tại sao lại cảm thấy tự ti về bản thân. Từ đó, mẹ hãy giải thích cho bé hiểu việc ăn uống quan trọng như thế nào trong đời sống và bảo vệ bé khỏi những lời chê bai thiếu tế nhị của cộng đồng giúp bé có động lực trở nên tự tin hơn.
- Tạo cho bé cảm giác được đói: Nhiều ba mẹ khi thấy con ăn ít thì thường nhồi nhét thúc ép bé ăn, mà thực sự không hiểu dạ dày của mỗi đứa trẻ có mức dung nạp thực phẩm khác nhau. Chỉ cần ăn đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ phát triển khoa học và tăng cân đạt chuẩn theo từng giai đoạn tuổi.
- Có thể xem xét đưa bé tới gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra những liệu trình điều trị phù hợp cho bé.
Trẻ nhỏ vốn rất nhạy cảm với những thứ xung quanh. Khi tâm lý bị ảnh hưởng, thói quen cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, điển hình như chứng rối loạn ăn uống xuất phát từ những dấu hiệu dễ nhận biết trong cuộc sống. Vì vậy, ba mẹ hãy luôn là người đồng hành theo sát con trên chặng đường trưởng thành của chúng, hình thành thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học từ khi còn nhỏ để bé phát triển khỏe mạnh, cân nặng chiều cao đạt chuẩn.
Để được hỗ trợ tư vấn tăng cân khoa học và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ www.waldeneatingdisorders.com/
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất? Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé