
Bận rộn với công việc nên chị Hà đã sớm cho bé Minh Anh (5 tháng tuổi) ăn bột ăn liền. Hơn tháng sau đó, bé bị sụt cân liên tục, rối loạn tiêu hóa triền miên, ngấp nghé bị suy dinh dưỡng. Tại sao bé Minh Anh lại gặp tình trạng như vậy? Liệu chị Hà đã cho bé ăn dặm sai cách? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu câu chuyện qua bài viết dưới đây.
Đưa bé Minh Anh đến khám ở Viện Dinh dưỡng, chị Thu Hà (Thanh Xuân - Hà Nội) bộc bạch:
“Con gái tôi đã được 6,5 tháng tuổi nhưng nặng chưa tới 6,3kg. Khi bé 5 tháng tuổi thì bắt đầu cho bé ăn dặm, pha bột ăn liền với sữa cho bé ăn 2 bữa/ngày. Từ đây, cháu bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, mùi chua…. Cháu không quấy khóc nhưng cân nặng cứ tụt giảm dần, gầy gò và xanh xao”.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn dặm sai cách mà chị Hà áp dụng đã tác động xấu đến bé. Bé mới 5 tuổi chưa thể ăn dặm, ăn thêm 2 bữa bột ăn liền như cách chị Hà áp dụng được. Đây cũng chính là thủ phạm khiến cho bé bú ít đi, bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Nếu như chị Hà không kịp thời đi khám và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bé nhà sẽ sớm bị suy dinh dưỡng, thấp còi.
PGS Lâm cũng giải thích rằng, ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của các bé còn non kém. Cơ thể của trẻ chưa đủ men tiêu hóa cũng như dịch tiêu hóa, chưa có men Amylase để tiêu hóa được nguồn tinh bột. Do đó, nếu cho trẻ ăn dặm sai cách sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Biểu hiện của tình trạng bị rối loạn tiêu hóa của bé là đau bụng, đi ngoài, mùi phân chua. Đã có nhiều trường hợp vì con bị tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và có thể tử vong.
> XEM THÊM:
- Bổ sung dinh dưỡng ăn dặm cho bé 1 tuổi
- Thực đơn ăn dặm lần đầu cho bé, mẹ nên chuẩn bị gì?
- Liệu mẹ đã biết: Cách ăn dặm đúng cách cho trẻ 6 tháng tuổi?
PGS Lâm đưa ra lời khuyên rằng, khi bé chưa đủ 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Khi bé ngoài 6 tháng tuổi mới nên bắt đầu chế độ ăn dặm cho bé. Nếu mẹ phải đi làm khi bé chỉ mới 4 tháng tuổi thì tốt nhất hãy tận dụng sữa mẹ bằng cách cho con bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bé. Vào mỗi buổi tối cũng đặc biệt cho bé bú nhiều hơn hoặc các mẹ cũng có thể vắt sữa cho bé.
Nếu mẹ nào không có đủ sữa cho con thì mới cho ăn sữa công thức. Thế nhưng, khi cho bé ăn sữa công thức cũng đặc biệt phải nhận sự tư vấn cụ thể của bác sĩ. Bé uống sữa bị dị ứng hay có phản ứng không tốt phải lập tức dừng lại.
Có một số sai lầm mà các mẹ vô tình biến chế độ ăn dặm của bé trở nên sai cách như sau:
Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra khuyến cáo cho các mẹ rằng chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Chế độ ăn dặm của bé không được muộn hoặc quá sớm. Bởi vì cả 2 đều vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu cho ăn quá sớm, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện sẽ làm cho bé bị rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Nếu cho ăn quá muộn bé sẽ rất khó khăn trong việc làm quen với thức ăn mới, chỉ đòi bú sữa mẹ.
Đây là chế độ ăn dặm sai cách mà nhiều mẹ mắc phải. Rất nhiều bố mẹ đã mặc định trong tư tưởng của mình rằng muốn con béo, con khỏe thì phải ăn nhiều chất đạm. Phải ăn nhiều thịt, cá thì bé mới khỏe được. Thực tế, điều này là sai lầm! Việc ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dễ dẫn đến biếng ăn.
Khẩu phần ăn của bé phải luôn đảm bảo được sự cân bằng của 4 nhóm chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Nhiều mẹ cứ nghĩ rằng nước hầm xương nấu cháo cho bé sẽ có nhiều chất dinh dưỡng vì nó có nhiều đạm và canxi. Tuy nhiên, thực tế, trong nước xương và nước của thịt hầm chứa nhiều thành phần nitơ, nó tạo vị thơm ngon cho món ăn của bé. Các dưỡng chất mà bé cần lại là canxi và protein. Những chất này nằm lại trong thịt và xương vì nó khó có thể hòa tan trong nước.
Đây là chế độ ăn dặm sai cách mà ít mắc phải. Thế nhưng, hiện nay vẫn có nhiều mẹ hầm xương, nghiền rau bỏ cái và cho bé dùng phần nước. Các mẹ cứ nghĩ rằng như thế sẽ đủ chất và không sợ rằng con bị hóc. Tuy nhiên, điều ngược lại với những việc mà các mẹ hay nhầm tưởng rằng: dinh dưỡng nằm ở phần còn lại, ở phần xác chứ không có nhiều trong nước ninh xương.
PGS Lâm lưu ý các mẹ rằng nên tuân thủ quy tắc trong ngày đầu tiên cho bé ăn dặm. Nên cho bé ăn từ loãng đến đặc và ăn từ ít đến nhiều, cho bé tập làm quen với thức ăn mới.
PGS Lâm cũng lưu ý thêm rằng ở trong giai đoạn đầu của bé mẹ có thể cho bé ăn bột sữa hoặc bột thịt đều được. Nếu như trẻ ăn bột sữa thì mẹ phải quấy chín bột, đổ ra bát để bớt nóng và cho thêm sữa bột vào để bé ăn. Nếu như cho bé ăn bột thịt thì chỉ nên cho 10g thịt vào nấu lẫn với bột mà thôi. Khi trẻ ăn quen với nó thì mẹ có thể tăng lên 20g thịt.
Bố mẹ cũng nên thay đổi thực đơn ăn dặm của bé liên tục. Có nhiều mẹ thường bận rộn nên chỉ nấu bột bằng nước mắm, mì hoặc đường. Một bát bột ngọt sẽ thiếu đạm, thừa đường. Việc thừa đường khiến cho dạ dày và ruột của bé bị tăng men gây ra rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, bột có thể ứ đọng trong ruột làm cho việc hấp thu canxi khó khăn, bé sẽ dễ bị còi xương hơn. Do đó, không nên cho bé ăn bột ngọt quá thường xuyên, tuy nhiên được phép cho bé ăn nhưng không nên cho ăn với tần suất gần.
Bát bột của bé phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vì thế, giai đoạn đầu mẹ cho bé ăn dặm nên cho bé ăn bột mặn, thịt, cá, rau, dầu ăn….
Ăn dặm sai cách có thể cướp đi sinh mạng của bé yêu theo lý giải của PGS Lâm. Do đó, các mẹ cần đặc biệt cẩn thận và áp dụng những cách ăn dặm đúng nhé! Tình yêu đối với con nhỏ của bố mẹ là không thể chối cãi, nhưng chúng ta hãy yêu con đúng cách các mẹ nhé!
Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm ăn dặm cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất? Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé