vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Cho bé ăn dặm thế nào để khoa học

25/10/2019   1786 lượt xem


Nhiều cha mẹ băn khoăn về khởi đầu ăn dặm như thế nào giúp bé phát triển hành vi ăn uống tốt, không biếng ăn và đúng với sự phát triển nhận thức não bộ? Các cha mẹ thường chọn các phương pháp ăn dặm khác nhau như BLW, kiểu nhật, đút muỗng… Tuy nhiên,chúng ta thường gặp nhiều vấn đề về sự phản kháng của trẻ sau 1 thời gian giới thiệu ăn dặm, sự biếng ăn và trở nên không ngoan khi ăn nữa.

 

GS. Harris, ĐH Birmingham, Anh Quốc từng có 1 báo cáo về sự phát triển khung vị, điều mà ảnh hưởng đến quy trình ăn dặm của trẻ. Sự phát triển khung vị là khả năng làm quen với những vị : những vị không cần nổ lực (ngọt/mặn), những vị cần nỗ lực (vị chua/đắng), vị tự phát triển (vị umami), theo phát triển nhận thức về cấu trúc thực phẩm và nhận thức về não bộ. Điều này sẽ hỗ trợ các bé nhận biết mùi vị và cấu trúc của thực phẩm tốt hơn, giảm sự phản kháng và biếng ăn của trẻ ở giai đoạn sau.

 

Các bé có thể phát triển kỹ năng ăn dặm theo 3 giai đoạn trong thời gian ăn dặm:

 

Giai đoạn 1: Giúp bé nhận ra các vị không cần nỗ lực, các vị cần nổ lực và vị tự phát triển.

 

Giai đoạn 2: Giúp trẻ vượt qua vị đắng và phát triển vị umami, đa dạng nguồn đạm

 

Giai đoạn 3: Với những rèn luyện từ giai đoạn 1 và 2, trẻ sẽ bước vào giai đoạn 3 trong phối hợp đa dạng nguồn dinh dưỡng. Nếu cha mẹ không làm tốt ở giai đoạn 1 và 2 thì trẻ có thể phản kháng vì trẻ hơi lúng túng về vị giác. Hơn nữa, trẻ cần phải được dạy cách khám phá thức ăn theo riêng trẻ thông qua bốc và gặm thức ăn. Điều này sẽ hạn chế sự biếng ăn do cấu trúc không gian thức ăn trở nên không quen thuộc. Do đó, ngoài đút muỗng cho trẻ, cha mẹ cũng nên cho trẻ tự khám phá thức ăn ở giai đoạn này.

 

Những lợi ích khi trẻ trải qua 3 giai đoạn phát triển ăn dặm:

 

-  Trẻ sẽ ít thay đổi về tâm lý khi ăn nên trẻ ít biếng ăn.

 

-  Trẻ quen dần về cấu trúc và mùi vị, nên dễ dàng chấp nhận đa dạng thực phẩm.

 

-  Trẻ ít bị dị ứng thức ăn

 

-  Trẻ tăng trưởng và phát triển đầy đủ về cân nặng và chiều cao theo độ tuổi.

 

HƯỚNG DẪN CHO TRẺ ĂN DẶM THEO SỰ PHÁT TRIỂN KHUNG V

 

Thời điểm bắt đầu ăn dặm tốt nhất là khi trẻ có thể chấp nhận nguồn thực phẩm khác sữa về mùi vị, về cấu trúc, về khả năng nhận thức độc lập và khả năng vận động (VD trẻ có thể ngồi). Theo hướng dẫn, 6 tháng tuổi là độ tuổi bắt đầu phát triển những kĩ năng trên, được xem là thời điểm bắt đầu ăn dặm phù hợp nhất. Dựa trên nguyên tắc khung vị và phát triển của não bộ trong nhận thức độc lập, đây là hướng dẫn cụ thể cho cha mẹ có thể tham khảo:

 

GIAI ĐOẠN 1: Gồm 4 tuần đầu tiên: Nhằm phát triển khả năng làm quen với những vị không cần nỗ lực (ngọt/mặn), những vị cần nỗ lực (vị chua/đắng), vị tự phát triển (vị umami)

 

Tuần 1: Nhận biết phản ứng của trẻ, nhu cầu đói của trẻ mỗi ngày và nhận biết thời gian trẻ thích ăn.

 

Tuần 2: Giới thiệu nguồn đạm và chất sắt, bên cạnh giới thiệu vị đắng để hỗ trợ nhận biết khung vị cần nỗ lực.

 

Tuần 3: Giúp trẻ làm quen với vị đắng và vị ngọt từ rau củ

 

Tuần 4: Giúp trẻ làm quen vị đắng và vị umami tự nhiên từ thực phẩm

 

 


 

 

GIAI ĐOẠN 2: Gồm tuần thứ 5 – tuần thứ 8: Nhằm giúp trẻ phát triển những vị cần nỗ lực và đa dạng nguồn chất đạm, hạn chế dị ứng và nâng cao chất lượng về đa dạng và dinh dưỡng cho hành vi ăn uống sau này của trẻ.

 

Tuần 5: Nhằm nỗ lực phát triển nhận biết vị đắng và vị ngọt trong kết hợp.
 

Tuần 6 – tuần 8: Nhằm phát triển nhận biết vị umami, đa dạng nguồn đạm cùng với tăng dần vị đắng từ rau củ.

 

 

 

”.

GIAI ĐOẠN 3: Từ tuần thứ 9 – tuần thứ 12. Giúp trẻ phối hợp đa dạng vì giai đoạn này trẻ đã trải qua sự rèn luyện về vị giác cần nổ lực và không cần nỗ lực, bên cạnh đó, trẻ phát triển vị umami và đa dạng nguồn đạm. Giai đoạn này sẽ tập trung vao phát triển kỹ năng ăn uống của trẻ thông qua khám phá cấu trúc và mùi vị theo cách riêng của trẻ.

 

Từ Tuần 9: Phát triển đa dạng thành phần phối hợp và giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức độc lập trong việc tự bóc ăn.

 

 

 

Từ tuần thứ 12 trở đi (tầm 10 tháng tuổi), cấu trúc cháu có thể chuyển sang cơm nát và giới thiệu tương tự các nguồn dinh dưỡng khác như tuần 9 - 12. Bạn có thể thêm 1 bữa phụ gồm sữa chua, phô mai, bánh tự làm,… Một số nguồn tinh bột khác có thể thay thế cơm là mì, nui, bún và bánh mì sandwich.

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé