Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp con làm quen với những loại thực phẩm mới bên cạnh sữa mẹ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết trong việc cho trẻ ăn dặm để con ăn uống và phát triển tốt nhất. Hãy cùng VHN Bio tìm hiểu bài viết dưới đây để cho trẻ ăn dặm đúng cách chuẩn theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO thì thời điểm phù hợp để trẻ ăn dặm là khi con bước sang tháng thứ 6. Khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, có thể hấp thu được các thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Đồng thời, những dưỡng chất từ sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Trẻ cần được nạp thêm dinh dưỡng và các chất cần thiết qua khẩu phần ăn các thực phẩm bên ngoài.
Các chuyên gia dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng VHN Bio khuyến khích các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn dặm khi con 6 tháng tuổi và kết thúc vào tháng 24. Những dấu hiệu để bố mẹ có thể chắc chắn rằng trẻ đã thực sự sẵn sàng cho việc ăn dặm như:
- Cân nặng của trẻ đã tăng lên cao gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Trẻ đã biết ngồi và giữ đầu thẳng. Mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng cho trẻ.
- Trẻ biết đưa môi về phía trước để nhận thức ăn.
- Trẻ thường xuyên ngậm thìa, muỗng.
- Lưỡi của trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ.
- Trẻ có biểu hiện thích thú đối với thức ăn mà mẹ cho ăn.
- Trẻ biết ngoảnh đầu từ chối khi thức ăn đút cho trẻ không phù hợp với khẩu vị của con.
> XEM THÊM:
- Lịch sinh hoạt cho trẻ ăn dặm theo từng tháng tuổi mà mẹ nên biết
- Mẹ có biết: Ăn dặm như thế nào để bé tăng cân tự nhiên?
- 5 loại thực phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân nhanh chóng
Cũng giống như những thay đổi khác trong quá trình lớn lên của trẻ, việc ăn dặm cần được thay đổi từ từ. Mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng cách và phù hợp nhất với con. Áp dụng những nguyên tắc ăn dặm, kiểu ăn dặm và thực đơn ăn dặm phù hợp nhất với từng giai đoạn của trẻ.
Ăn từ ít đến nhiều: Ban đầu, khi mới tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn một lượng ít đề hệ tiêu hóa có thể thích ứng kịp thời với loại thực phẩm mới. Sử dụng muỗng nhựa, mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của trẻ. Đồng thời, cho ăn một lượng ít, loãng với các loại thực phẩm đơn giản.
Ăn từ loãng đến đặc: Để trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc những thức ăn lạ và hệ tiêu hóa bắt nhịp được với những thức ăn thì mẹ cần chế biến phù hợp theo từng giai đoạn. Trong thời gian đầu, thực phẩm cần có độ loãng, sau đó tăng dần độ đặc lên để trẻ ăn dặm tốt nhất.
Ăn ngọt đến mặn: Khi mới ăn dặm, mẹ không nên cho bất kỳ loại gia vị nào vào thực đơn, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận. Những thực phẩm có vị ngọt tương tự như sữa mẹ: hoa quả, chuối, khoai lang,… sẽ dễ được trẻ thích hơn. Cách tốt nhất là mẹ nên nghiền mịn và trộn với sữa cho trẻ ăn. Sau đó mới thử đến các loại rau, thịt, cá.
Ăn đủ chất: Thực đơn ăn dặm của trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: nhóm bột đường – chất đạm – chất béo – vitamin, chất xơ.
Ăn dặm truyền thống: Phương pháp ăn dặm với chén bột “thập cẩm” có đủ các thành phần dinh dưỡng cho trẻ. Đây là phương pháp ăn thuận lợi, cung cấp đủ chất cho trẻ nhưng cũng có những hạn chế như không kích thích vị giác của trẻ, không có khẩu vị món ăn yêu thích cho trẻ, con dễ biếng ăn,…
Ăn dặm tự chỉ huy: Những thực phẩm được mẹ thái lát mỏng, bày lên khay đựng cho bé tự lấy ăn. Trẻ chủ động ăn uống nên con sẽ hứng thú hơn, không có tâm lý sợ ăn và chọn món ăn con thích. Tuy nhiên, phương pháp ăn này cũng khiến trẻ ăn không đủ như mong muốn
Ăn dặm kiểu Nhật: Phương pháp ăn dặm cầu kỳ và tốn thời gian của mẹ. Những món ăn được chế biến riêng để trẻ nêm nếm và cảm nhận.
Giai đoạn ăn bột: giai đoạn từ 6 tháng tuổi, trẻ tập quen dần với ăn dặm. Mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại bột dinh dưỡng mịn, dễ tiêu hóa cho trẻ.
Giai đoạn ăn cháo: Khi trẻ được 9-10 tháng tuổi, con đã quen dần với ăn dặm, cháo có độ đặc hơn sẽ phù hợp cho trẻ. Mẹ có thể nấu cháo cùng nước hầm xương, thịt, cá, rau củ,…
Giai đoạn ăn cơm: Khi trẻ đã có đủ răng (20 răng), con có thể bắt đầu giai đoạn ăn cơm và nhai cơm tốt. Mẹ có thể nấu cơm mềm, dằm nát cho trẻ ăn. Trẻ có thể ăn cùng các loại canh, súp, rau thái nhỏ,…
Cho trẻ ăn dặm đúng cách giúp con trẻ được bổ sung đầy đủ và kịp thời những dưỡng chất, đáp ứng được nhu cầu phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng phương pháp có thể khiến con trẻ gặp vấn đề trong việc hấp thu đủ chất, dễ chán ăn, biếng ăn… Vì vậy, bên cạnh các thực đơn ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm bổ sung các vi khoáng có nguồn gốc Bio - organic kích thích vị giác của trẻ một cách tự nhiên.
Scumin là dòng sản phẩm tự nhiên được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao. Ưu điểm của Scumin chứa các vi khoáng cần thiết cho cơ thể trẻ, các lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ ngon, khỏe mạnh và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
Scumin bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền…
Sử dụng Scumin giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường với độ an toàn, hiệu quả cao.
Để được tư vấn nhiều hơn về các chế độ ăn dặm, cách cho bé ăn dặm đúng cũng như các cách giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé