Vào những ngày mùa đông, tiết trời miền Bắc thường rất lạnh, nó khiến cho mọi người đặc biệt là các mẹ bầu dễ bị sụt sịt vì cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu khi bị ốm, các mẹ thường ngại uống kháng sinh hay thuốc tây vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy làm thế nào để giúp các mẹ bầu luôn khỏe mạnh khi thời tiết thay đổi? Hôm nay, Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ gợi ý danh sách những thực phẩm tăng sức đề kháng bà bầu khỏe mạnh, đơn giản và phòng ngừa từ sớm.
Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng, sức đề kháng của bà bầu hoàn toàn có thể cải thiện nhờ sữa chua. Mẹ bầu ăn 1 hộp sữa chua/ngày sẽ làm giảm đi 25% nguy cơ mắc cảm cúm, cảm lạnh vào mùa đông. Những lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ làm cho chức năng miễn dịch cũng như phòng bệnh được phát huy. Vì thế, các mẹ đừng quên bổ sung sữa chua đều đặn.
> XEM THÊM:
- Tại sao bà bầu cần tăng sức đề kháng? Ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu?
- Tại sao mẹ bầu phải uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai?
- 8 Giải pháp tự nhiên đơn giản giúp trị ho cho bà bầu tại nhà
Chuối là một loại thực phẩm vàng giúp tăng sức đề kháng của bà bầu. Trong chuối có hàm lượng kali cao, giàu năng lượng. Nó có thể giúp cho mẹ bầu nhanh chóng chống lại được những cơn mệt mỏi khi bị ốm nghén hay cảm cúm.
Chuối cũng giải quyết được chứng táo bón, khó chịu trong thai kỳ. Mẹ bầu nên ăn chuối vào mỗi bữa sáng cùng với ngũ cốc và sữa chua. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp thêm một ly nước cam cũng sẽ giúp tăng cường sức để kháng tốt hơn.
Cam cung cấp lượng vitamin C lớn. Nó kích thích các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng, chống virus, vi khuẩn xâm nhập và xây dựng một hệ thống miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Sức đề kháng của bà bầu vì thế được tăng cường. Sức chống chọi với bệnh tật cũng như giảm táo bón được nâng cao.
Gừng từ trước đến nay vẫn luôn được biết đến là một loại gia vị có lợi cho sức khỏe của con người. Đối với bà bầu nó càng phát huy tốt tác dụng của mình. Gừng giúp cho quá trình tuần hoàn diễn ra tốt hơn. Nó có thể phòng chống cảm lạnh hiệu quả và giảm các triệu chứng ho, buồn nôn ở mẹ.
Cách tăng sức đề kháng của bà bầu với trà gừng là dùng trà gừng hoặc những lát gừng tươi còn nguyên chất. Có thể sử dụng trà gừng ở dưới dạng gói, đóng sẵn hoặc cho một vài lát gừng tươi vào trong ấm trà. Thưởng thức bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng đều cho tác dụng tốt. Khi thưởng thức, mẹ bầu có thể cho thêm đường, mật ong để hương vị thơm ngon, dễ uống hơn.
Để mẹ bầu có được sức đề kháng mạnh, hệ miễn dịch vững chắc thì mẹ nên sử dụng thêm một số loại nấm dược liệu như nấm đông cô, nấm linh chi vào trong chế độ ăn của mình. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại nấm dược liệu này có khả năng sản sinh cũng như kích thích được các hoạt động của tế bào bạch cầu. Đồng thời cũng có tác dụng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Mẹ bầu có thể chế biến mọi món ngon với nấm dược liệu và thưởng thức hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.
Xem thêm : Ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu
Ngoài ra, mẹ bầu nên uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm, trong thời điểm thời tiết chuyển lạnh. Uống từ 6-8 ly mỗi ngày có thể giúp chống ho, cảm lạnh và viêm họng. Nước giúp thải độc, thanh lọc những độc hại trong cơ thể. Từ đây, sức đề kháng của mẹ cũng được tăng cường.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Khi thức dậy mỗi sáng nên súc miệng bằng nước muối và uống ngay 1 cốc nước lọc sau đó. Làm cách này sẽ bảo vệ được răng và lợi của mẹ. Bởi vì trong thời kỳ mang thai, nếu như mẹ bị chảy máu chân răng sẽ rất dễ bị mắc chứng viêm lợi.
Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe khi mang thai, chăm con cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sức đề kháng cơ thể, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: website: http://vhnbio.vn Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé