Táo bón là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, khiến quá trình đi đại tiện gặp nhiều khó khăn và đau đớn. Tình trạng này đặc biệt dễ gặp ở trẻ em bởi hệ tiêu hoá còn non nớt cũng như chế độ ăn uống chưa thực sự phù hợp với trẻ.
Nếu ba mẹ không xử lý đúng cách, tình trạng táo bón có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích về táo bón giúp ba mẹ hiểu chính xác về vấn đề này.
Táo bón ở trẻ là hiện tượng phân trở nên khô cứng, nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Điều này dẫn đến tình trạng phân di chuyển chậm, quá trình đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài rẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến hệ tiêu hoá của trẻ. Ngoài ra, ở một số trường hợp đi phân dính máu, bố mẹ có thể nhận thấy trẻ sẽ rất sợ hãi và không chịu đi đại tiện.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón là do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ đi đại tiện khó khăn:
- Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ: Vì sữa mẹ có chứa hormone motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ, thiếu đi hormone này sẽ khiến việc đi đại tiện của trẻ khó khăn hơn.
- Trẻ đang gặp vấn đề thiếu nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn dễ tiêu hóa nhanh
- Trẻ không hợp với sữa công thức (sữa bột, sữa hộp uống liền)
- Trẻ nhịn đi đại tiện: Khi bị người lớn thúc giục đi đại tiện, trẻ sẽ cảm thấy áp lực. Đặc biệt ở những trẻ bị táo bón, cảm giác đau rát khi đi đại tiện luôn khiến chúng cảm thấy sợ hãi. Do đó, trẻ hình thành nên thói quen nhịn đi đại tiện. Thói quen này dẫn đến tình trạng phân tích tụ, trở nên khô cứng và bị mắc kẹt bên trong ruột già.
- Trẻ bị táo bón do lạm dụng thuốc: Trẻ em thường có nhiều chứng triệu chứng phải điều trị bằng thuốc như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp... Việc sử dụng một lượng thuốc khác nhau, lượng dùng nhiều trong thời gian dài cũng gây táo bón ở trẻ em.
- Trẻ gặp một số chứng triệu chứng cần điều trị bằng phẫu thuật như tắc nghẽn đường ruột, triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh; suy giáp (hormone tuyến giáp thấp) hoặc ngộ độc Botulism (Đây là tình trạng trẻ dị ứng với mật ong bẩm sinh).
Táo bón ở trẻ em có những biểu hiện khá dễ nhận biết. Để không nhầm lẫn với biểu hiện sinh lí khác, cha mẹ phải đặc biệt lưu ý 3 biểu hiện đặc trưng của triệu chứng táo bón ở trẻ em:
- Trẻ đang bú bình không đi tiêu trong 3 ngày; Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không đi tiêu trong khoảng 1 tuần. Trẻ sơ sinh thường rên nhẹ, mặt găng đỏ khi đi ngoài.
- Tình trạng phân khô cứng, vón cục to hơn bình thường. Một số trẻ sẽ biểu hiện sợ cha mẹ cho đi đại tiện.
- Tâm trạng trẻ quấy khóc, căng thẳng khi đi đại tiện.
Định nghĩa táo bón theo tiêu chuẩn ROM III yêu cầu triệu chứng bệnh nhân có ít nhất 2 trong các triệu chứng như sau trong ít nhất 12 tuần:
- Số lần đi ngoài < 3 lần/tuần.
- Có các biểu hiện sau trong ít nhất 1 trong 4 lần đi ngoài: căng thẳng; phân khô, cứng, sần; cảm giác tắc nghẽn hậu môn, trực tràng; có cảm giác đi ngoài không hết; cần rặn mạnh trong khi đi đại tiện.
- Tăng cường cho bé ăn chất xơ: trái cây, rau, đậu, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc đều là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào . Đặc biệt, các loại trái cây như táo, nho, lê và dâu tây rất tốt cho tiêu hoá.
- Để giúp phân của trẻ mềm và ruột khỏe mạnh, hãy khuyến khích trẻ uống ít nhất sáu đến tám ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ép nước trái cây pha loãng cho trẻ uống.
- Hoạt động thể chất có thể giúp quá trình trao đổi chất diễn ra suôn sẻ hơn. Ba mẹ hãy khuyến khích bé đi bộ, leo trèo vui chơi hằng ngày.
- Xoa bóp bụng của trẻ theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ khi bị khó tiêu.
- Đừng ép bé đi vệ sinh khi bé chưa sẵn sàng. Việc bắt trẻ sử dụng bô có thể khiến trẻ sợ hãi hoặc lo lắng, và cuối cùng trẻ có thể nhịn đi tiểu hoặc đi đại tiện.
- Trẻ bị táo bón sẽ không biết khi nào cần đi đại tiện. Vì vậy, để tạo thói quen cho trẻ, mẹ hãy khuyến khích bé dành 5 đến 10 phút đi vệ sinh sau bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ.
- Nếu bé đi vệ sinh trên bồn cầu, hãy để một chiếc hộp hoặc ghế đẩu gần đó để con đặt chân lên, sao cho đầu gối cao hơn hông. Tư thế này sẽ giúp trẻ đi đại tiện tốt hơn.
Mặc dù các mẹo này đều có thể giúp ba mẹ chữa trị táo bón cho bé, nhưng nếu bé bị táo bón lâu ngày, ba mẹ hãy đưa bé tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kiểm tra hệ thống đường ruột của bé, sau đó kê đơn thuốc nhuận tràng giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Quan trọng hơn cả, tạo dựng một thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất mới là “bài thuốc" hữu hiệu nhất giúp bé hạn chế được các bệnh thường gặp.
Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ Babycentre.co.uk/
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Mamavica là sản phẩm thuận tự nhiên an toàn, lành tính tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic cho các mẹ trước, trong và sau sinh, người thiếu máu. Mamavica bổ sung bộ ba dưỡng chất vàng bao gồm: Sắt, DHA và Acid Folic được kết hợp trong một công thức tối ưu cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bỉm, người thiếu máu.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sự ra đời của Scumin Gold là bước cải tiến đột phá mới bắt nguồn từ thành công của sản phẩm Scumin. Với công thức hoàn hảo kết hợp thành tỷ lệ vàng đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, Scumin Gold hỗ trợ giúp ăn ngon, tăng cường tiêu hóa và bổ sung các vitamin cùng khoáng chất cho sức khỏe.
Scumin Gold là thành tựu nghiên cứu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm tại Việt Nam. Kế thừa thành công của dòng sản phẩm Scumin trước đây, phiên bản Scumin Gold là dòng cốm dinh dưỡng cung cấp các vi chất sinh học hữu cơ từ mầm đậu xanh độc quyền bao gồm kẽm, selen, đồng, mangan và đặc biệt là công thức các vitamin nhóm B, C theo tỷ lệ vàng chuẩn châu Âu.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Cụm từ “trẻ biếng ăn bổ sung kẽm” luôn là một chủ đề “hot” được bàn luận rôm rả trên các diễn đàn, hội nhóm bỉm sữa. Nhiều bố mẹ đã lựa chọn kẽm sinh học cho con. Đây chính dòng kẽm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã sớm khẳng định được vai trò và những ưu điểm vượt trội so với các dòng kẽm trước đây. Hãy cùng VHN Bio tìm ra lý do vì sao kẽm sinh học lại đáng được yêu thích như vậy qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé