vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Đâu là thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm sữa chua?

17/12/2020   1970 lượt xem

Sữa chua là một món ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung sữa chua vào bữa ăn dặm cho bé là điều vô cùng cần thiết nếu muốn bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trẻ ăn dặm sữa chua như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời.

 

1. Những lợi ích tuyệt vời của sữa chua

Sữa chua là sản phẩm được lên men của các loại sữa (sữa bò tươi, sữa bột công thức, sữa dê, sữa mẹ,...) với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus). Phổ biến nhất là các sản phẩm công nghiệp sữa chua đặc và yaourt được lên men từ sữa bò tươi sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 độ C.

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, có thể cung cấp nhiều loại axit amin thiết yếu, nhất là lysine, chất đường, chất đạm, chất béo, khoáng chất (nhất là canxi) và đa dạng các loại vitamin (nhất là vitamin nhóm B và A).

Một số loại sữa chua còn có thành phần DHA – là một chất béo không no chuỗi dài, có tác dụng trong phát triển trí não và tăng cường thị lực cho trẻ.

Không những vậy, sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium), giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giúp bé giảm các chứng biếng ăn, táo bón, tiêu chảy do tiêu hóa, hấp thu kém.

> XEM THÊM:

- Những kiến thức mẹ không thể bỏ qua khi cho bé ăn dặm

- Bé ăn dặm không chịu uống sữa, bố mẹ phải làm sao?

- Bé không ăn dặm chỉ uống sữa mẹ có nên lo lắng?

2. Trẻ ăn dặm sữa chua vào thời điểm nào là hợp lý?

6 tháng tuổi là thời điểm các chuyên gia dinh khuyên bé nên bắt đầu bữa ăn dặm đầu tiên. Sữa chua là một trong những loại thực phẩm lành tính và tốt nhất nên cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé bắt đầu ăn từ 6 tháng tuổi. Khi mới làm quen với loại thực phẩm bổ dưỡng này, mẹ nên cho bé ăn với lượng ít, nên bắt đầu với sữa chua tự làm từ các loại sữa bé đang sử dụng.

3. Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm sữa chua

Buổi tối trước khi đi ngủ chính là thời điểm vàng nếu cho để cho bé ăn sữa chua. Đây là thời điểm bé hấp thụ canxi trong sữa chua tốt nhất. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn 1 hoặc 1/2  hộp sữa chua vào buổi tối để bổ sung cho trẻ các lợi khuẩn, dưỡng chất và giúp trẻ có một giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn sữa chua sau khi kết thúc bữa ăn dặm khoảng 1-2 giờ cũng rất tốt cho bé. Vì lúc này độ pH trong dạ dày đã cân bằng lại đây sẽ là môi trường lý tưởng cho các lợi khuẩn hoạt động. Mặt khác trong ruột lúc này vẫn còn thức ăn , lợi khuẩn sẽ bám vào đó được lâu hơn, ruột non lúc này sẽ hấp thu dinh dưỡng được dễ hơn.

Tuyệt đối không được cho trẻ ăn sữa chua vào lúc đói. Bởi khi đói dạ dày chứa một lượng lớn axit làm hỏng những lợi khuẩn có lợi trong sữa chua, trẻ ăn sữa chua vào lúc này sẽ không có tác dụng.Không chỉ vậy, Acid lactic có trong sữa chua làm tăng độ acid trong dạ dày, không tốt cho dạ dày còn non nớt của bé.

Liều lượng thích hợp khi ăn dặm sữa chua theo từng độ tuổi của bé mẹ cần lưu ý:

- Từ 6 đến 10 tháng: 50g/ngày.

- Từ 1-2 tuổi: 80g/ngày.

- Với trẻ trên 2 tuổi: 100g/ngày.

- Đối với các bé đã lớn bạn có thể cho bé ăn nhiều hơn 100g sữa chua/ngày nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

Không nên cho bé ăn sữa chua quá lạnh, mẹ nên bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh ở nhiệt độ phòng khoảng 10-15 phút hoặc ngâm vào nước ấm trước khi cho bé ăn.

Không nên dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua vì việc làm này có thể làm giảm đi một số chất dinh dưỡng và lợi khuẩn.

Sữa chua có lượng vi khuẩn có lợi hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Chính vì vậy, mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch sẽ sau khi ăn sữa chua.

Không nên dùng chung với các loại thuốc, đặc biêt là thuốc kháng sinh và các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh vì có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Trên đây là những thông tin về ăn dặm sữa chua mẹ cần lưu ý. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về ăn dặm trẻ nhỏ cần được tư vấn, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé