vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Đâu mới là nguyên nhân dẫn đến bé ăn dặm bị bón?

13/12/2020   1277 lượt xem

Trong những năm tháng đầu đời, sức khỏe tiêu hóa của trẻ luôn được quan tâm hàng đầu. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề để con trẻ phát triển theo đúng tiềm năng vốn có.

Bước đến giai đoạn ăn dặm, trẻ phải làm quen với những thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Nếu như mẹ chọn lựa sai thực phẩm hoặc sai lầm trong quá trình chế biến cũng như chăm sóc bé rất dễ khiến hệ tiêu hóa của con bị ảnh hướng. Bé ăn dặm bị bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ. Vậy đâu mới thực sự là nguyên nhân dẫn đến bé ăn dặm bị bón, và cách khắc phục ra sao, mời bố mẹ theo dõi qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây tình trạng bé ăn dặm bị bón

Táo bón là hiện tượng khó khăn trong việc đi ngoài do phân của bé có tính cứng, khô, thường xảy ra khi khi cơ thể thiếu nước, ruột sẽ tự động hấp thụ nước từ thức ăn nhiều hơn, do đó khiến phân (chất thải ra ngoài) khô lại, cứng hơn so với ngày thường. Nếu như để tình trạng táo bón kéo dài, trẻ sẽ dễ bị són phân.

99% trẻ trong giai đoạn ăn dặm bị táo bón là do những sai lầm của cha mẹ. Một số nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ có thể kể đến như: 

1.1. Cho bé ăn dặm quá sớm

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất khi trẻ bước sang tháng thứ 6. Tuy nhiên, nhiều mẹ cho bé ăn dặm sớm khi bé mới chỉ được 4 tháng tuổi. Có thể bé rất thích thú với những món ăn mới ngoài sữa mẹ, tuy nhiên lúc này hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt nên không tiêu hóa được các loại thức ăn. Khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ dẫn đến tích tụ gây ra táo bón.

> XEM THÊM:

- Bé ăn dặm bị táo bón, mẹ phải làm thế nào?

- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

- Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

1.2. Do chế độ ăn uống chưa phù hợp

Chế độ ăn quá giàu chất béo, chất đạm nhưng ít chất xơ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón khi ăn dặm. Ngoài ra, nếu bé không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cũng có thể gây ra chứng táo bón, đi ngoài khó.

1.3. Pha sữa công thức quá đặc

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng sợ con thiếu chất đã pha sữa công thức đặc hơn hoặc pha lẫn nhiều loại sữa cho bé uống. Điều này khiến bé không tiêu hóa được bởi sữa quá đặc hoặc quá nhiều chất mà cơ thể bé không tiêu hóa hết. Một số bé thì lại bị cho ăn bột nấu quá đặc cũng khiến bé khó khăn trong việc đi ngoài. 

1.4. Bổ sung quá ít nước cho bé

Nhiều mẹ vẫn có suy nghĩ rằng bé bú cả ngày thì không cần bổ sung thêm nước. Ngay cả khi bé ăn dặm, mẹ cũng cho bé uống rất ít nước khiến cơ thể không đủ nước để tiêu thụ. Cơ thể thiếu nước khiến cho phân khô, cứng, tích tụ lâu ngày gây táo bón ở trẻ nhỏ

2. Cách khắc phục tình trạng bé ăn dặm bị bón

Giai đoạn ăn dặm là một trong những giai đoạn rất dễ gặp chứng táo bón ở trẻ. Để phòng tránh trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ cần có sự chuẩn bị nhiều hơn về chế độ ăn cũng như cách thức chăm sóc khoa học. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, để phòng ngừa tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm, mẹ nên biết cách cân đối khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, tập cho bé ăn các loại trái cây và rau xanh. Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, bạn nên chế biến thực phẩm ở dạng lỏng, mềm, hạn chế những thực phẩm rắn, đặc, khó tiêu. Bổ sung thêm chất xơ trong khẩu phần ăn dặm của trẻ bằng rau xanh, củ quả nghiền nát. 

Một số loại thức ăn nhỏ như nho kho, đậu phộng, lạc rang... không phù hợp cho thực đơn ăn dặm của trẻ do lúc này hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa thể tiêu hóa được các dạng thức ăn đặc, rắn..

Sau mỗi bữa ăn dặm, hãy cho bé uống thêm 1 thìa nước để bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể cho bé.

Không nên để tình trạng táo bón kéo dài, vừa gây khó chịu cho bé, khiến bé sợ khi phải đi ngoài, vừa gây ra những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến đường tiêu hóa. Nếu thấy tình trạng táo bón đã lâu mà không thấy có cải thiện, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về bé ăn dặm bị bón. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về ăn dặm trẻ nhỏ cần được tư vấn, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

Mách mẹ top 05 bánh ăn dặm cho bé từ 5 - 7 tháng tuổi

Trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, ngoài các loại đồ ăn dặm phổ biến như cháo ăn dặm, bột ăn dặm, sữa, phô mai.. thì mẹ có thể lựa chọn bánh ăn dặm cho bé để bổ sung thêm bữa phụ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, đa dạng khẩu phần ăn dặm và kích thích trẻ ăn nhai.

Dưới đây là 05 loại bánh dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng,  hương vị thơm ngon mẹ có thể tham khảo nhé.

 

Bột ăn dặm cho bé- Mách mẹ cách lựa chọn 07 loại bột phổ biến nhất hiện nay

Bột ăn dặm cho bé trở thành sự lựa chọn đầu tay của hàng triệu bà mẹ bởi sự tiện dụng, dễ pha, dễ bảo quản mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Chỉ mất vài phút là bé có ngay một bát cháo thơm ngon, rất phù hợp với những bố mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng. Vậy bột ăn dặm nào là tốt cho trẻ? Mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

 

MÁCH MẸ CÁCH TẠO THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 5 ĐẾN 8 THÁNG TUỔI

Cơ thể bé trong năm đầu đời phát triển rất nhanh, 5 tháng sau sinh bé có cân nặng gấp đôi lúc mới đẻ, sau một năm cân nặng tăng gấp 3. Vì vậy đòi hỏi nguồn năng lượng rất lớn để có thể đáp ứng được sự tăng trưởng này. Đồng nghĩa với việc mẹ phải tạo được một chế độ ăn dặm cân đối, hợp lý, hiệu quả cho trẻ. 

 

O5 MÓN CHÁO ĂN DẶM CHO BÉ GIÚP CON ĂN NGON HIỆU QUẢ

Cháo ăn dặm là món ăn vô cùng lí tưởng cho bé trong thời kì ăn dặm bởi sự đơn giản trong cách nấu, chọn nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng cũng rất cao. Vậy nên các kiến thức về ăn dặm cũng như cách nấu ra những món cháo ngon miệng, đảm bảo vệ sinh là vô cùng quan trọng đối với trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích dành cho mẹ liên quan đến những vấn đề này.

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé