vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

DINH DƯỠNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA TRẺ

18/04/2019   1236 lượt xem

Để giúp cha mẹ yên tâm và tránh hoang mang trong sự tăng trưởng về chiều cao của bé, GS.BS. Allen (Trưởng khoa nhi, Đại học Wisconsin, Mỹ) có hướng dẫn:

 

Việc tăng trưởng chiều cao các bé dưới 3 tuổi có sự chênh lệch lên xuống 1 dòng so với chuẩn trong biểu đồ tăng trưởng là bình thường.

 

Bé từ 3 – 10 tuổi, tăng trưởng chiều cao nên theo 1 đường trong biểu đồ tăng trưởng (Không cần thiết là đường chuẩn), nếu lệch 1 dòng trong biểu đồ tăng trưởng trong 2 – 3 tháng, cha mẹ nên ghi nhận và tư vấn điều này với bác sĩ dinh dưỡng của bé để đánh giá tốt hơn.

 

Sự tăng trưởng chiều cao các bé sau 12 tháng có thể sẽ chậm hơn và thậm chí trì hoãn. Việc thay đổi (trì hoãn) 1 – 2 đường trong biểu đồ tăng trưởng là thông thường trong 12 – 25 tháng tuổi và có thể sẽ trở lại ổn định trên 1 đường khi bé 30 tháng. Sự trì hoãn này có thể liên quan đến độ dài chu kì kinh nguyệt của mẹ hoặc lịch sử người cha của bé có tăng trưởng chiều cao vượt bậc sau tuổi trung học (high-school) hay không.

 

Nếu bé sinh ra quá nhỏ hay quá lớn, cha mẹ đừng quá lo lắng, điều này sẽ được điều chỉnh sau 15 tháng đầu tiên.

 

 

GS.BS. Marchand (viện nhi khoa Canada) đưa ra công thức ước lượng chiều cao tiềm năng các bé như sau:

 

- Bé trai = (chiều cao của cha + chiều cao của mẹ)cm/2 + 6.5 cm ± 8.5cm

 

- Bé gái = (chiều cao của cha + chiều cao của mẹ)cm/2 – 6.5 cm ± 8.5cm

 

Con số ± 8.5 cm là độ sai số tiềm năng của bé. Khoảng sai số này cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: các yếu tố về di truyền, hormone, chất dinh dưỡng và nhu cầu năng lượng.

 

Ví dụ: Các yếu tố di truyền phụ thuộc vào sự phát triển chiều cao của cha mẹ trước đây có ổn định hay không. Nếu trước đây chiều cao cha mẹ phát triển ổn định thì khoảng sai số này là rất thấp và ngược lại nếu trước đây cha mẹ có tăng trưởng chiều cao không ổn định thì sai số này sẽ cao.

 

DINH DƯỠNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA TRẺ

 

Theo GS. Allen, bé trong 12 – 15 tháng tuổi, dinh dưỡng không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng chiều cao, đa phần là do ảnh hưởng của gen. Nhưng việc thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bé và dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao của bé ở những giai đoạn sau đó và trước dậy thì. Do đó, cân bằng, xem xét và lưu ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn là việc cần thiết cho sự phát triển chiều cao tối đa của bé.

 

BÉ TỪ 0 – 6 THÁNG TUỔI

- Bé nên được bú mẹ đầy đủ hoặc bú đủ lượng (Nếu bé bú công thức).

- Bé cần tắm nắng đủ để đảm bảo nhu cầu vitamin D hằng ngày của bé.

- Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai cũng góp phần ảnh hưởng đến chiều cao của bé sau này. Do đó, khi mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong 4 nhóm chính. Lưu ý: bổ sung đủ các chất sau: sắt, kẽm, canxi, vitamin B12, vitamin B6, chất béo tốt omega-3.

- Lưu ý: Canxi nên bổ sung từ sữa hoặc thực phẩm trong chế độ ăn cân bằng để hấp thụ tốt nhất và an toàn. Ngoài ra, cần lưu ý vai trò quan trọng của vi chất kẽm sẽ giúp canxi hấp thu tốt hơn, nếu thiệu hụt kẽm cũng dễ dẫn tới tình trạng thiếu hụt canxi.

 

BÉ TỪ 6 – 24 THÁNG

- Vẫn nên duy trì sữa mẹ (nếu được)

- Bên cạnh đó, bé nên được giới thiệu ăn dặm để bổ sung đủ các chất sau: sắt, kẽm, omega-3, canxi, vitamin E, vitamin D, vitamin B6, riboflavin, thiamine.

- Chế độ ăn nên bổ sung đủ chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa...

- Lưu ý: Không nên giới thiệu ăn dặm sớm hơn 5.5 tháng và không được trễ hơn 6.5 tháng.

- Canxi bé nên lấy từ sữa hoặc thực phẩm trong chế độ cân bằng để hấp thụ tốt nhất và an toàn. Không nên dùng thuốc bổ sung canxi mà không tư vấn bác sĩ.

 

Tài liệu tham khảo:

Gillespie, S.R et al. & United Nations Administrative Committee on Coordination Sub-Committee on Nutrition (ACC/SCN) (ACC/SCN) (2001) What Works? A Review of the Efficacy and Effectiveness of Nutrition Interventions, số 19. [Link]

Allen, D.B. (no date) Masters of Pediatrics: Growth and Nutrition Sessions. Available at http://www.medscape.org/viewarticle/432565_1

Marchand, V., & Canadian Paediatric Society, Nutrition and Gastroenterology Committee. (2012). The toddler who is falling off the growth chart. Paediatrics & Child Health, 17(8), 447–450. [Link]

ACC/SCN (2001). What Works? A Review of the Efficacy and Effectiveness of Nutrition Interventions, Allen LH and Gillespie SR. ACC/SCN: Geneva in collaboration with the Asian Development Bank, Manila

Marchand V. (2012)The toddler who is falling off the growth chart, Paediatr Child Health 2012;17(8): 447

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé