Đồng là một khoáng chất vi lượng được tìm thấy trong khắp các bộ phận của cơ thể. Tuy chỉ cần với hàm lượng nhỏ nhưng đồng là một chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Bổ sung quá nhiều hoặc thiếu hụt đồng có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe. Bài viết dưới đây, Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi: Đồng có thật sự tốt cho cơ thể?
Đồng có vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm:
- Sản xuất các tế bào hồng cầu.
- Điều hòa nhịp tim và huyết áp.
- Đồng giúp tăng khả năng hấp thụ vi khoáng sắt, kẽm.
- Phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt.
- Phát triển và duy trì sự chắc khỏe của xương, mô liên kết và các cơ quan như não, tim.
- Kích hoạt hệ thống miễn dịch.
> XEM THÊM
Đồng được sử dụng như một tác nhân trị liệu. Trong một nghiên cứu dược liệu, đồng có thể điều trị một số bệnh, bao gồm chứng rối loạn thần kinh thoái hóa như:
- Bệnh Alzheimer.
- Bệnh Parkinson.
- Dịch bệnh Creutzfeldt-Jakob.
Cơ thể cần một lượng đồng ít. Vì vậy, nó hoàn toàn có thể được cung cấp đủ trong chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm giàu đồng như:
- Khoai tây.
- Đậu Hà Lan, đậu,…
- Rau xanh.
- Các loại ngũ cốc.
- Các loại hạt.
Đồng ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt, kẽm của cơ thể. Vì vậy, theo trường đại học Pennsylvania, những người có đủ lượng sắt vẫn có thể bị thiếu máu nếu cơ thể thiếu hụt đồng. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các thuốc bổ sung đồng dưới dạng thuốc viên, viên nang. Bạn cũng có thể tiêm đồng qua tĩnh mạch.
Các triệu chứng thiếu hụt đồng như:
- Cảm giác ngứa ran.
- Dáng đi không ổn định.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Thiếu máu.
- Mất thị lực.
- Tê tái.
Hầu hết mọi người đều có thể được cung cấp đủ đồng từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý, cơ thể có thể thiếu hụt đồng như:
- Bệnh celiac.
- Bệnh xơ nang.
- Bệnh crohn.
- Hội chứng menkes.
Hội chứng menkes trong khi cơ thể có thể hấp thụ đồng nhưng không giải phóng nó một cách chính xác. Kết quả cơ thể không nhận được lượng đồng cần thiết, thay vào đó đồng tích tụ trong ruột non và thận. Hội chứng menkes là một rối loạn di truyền hiếm gặp, còn được gọi là hội chứng tóc xoăn menkes do một trong những đặc điểm của nó là tóc thưa và xoăn.
Những trường hợp sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu đồng:
- Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày khiến một số người dễ bị thiếu chất.
- Trẻ sinh non.
- Uống bổ sung kẽm làm cản trở khả năng hấp thụ đồng của cơ thể.
Cũng như vai trò của đồng đối với cơ thể, nếu dư thừa quá nhiều đồng có thể gây độc. Liều lượng phù hợp cho mỗi người là 10mg/ngày.
Một lượng lớn đồng có thể gây nên các triệu chứng nhiễm độc:
- Nôn mửa.
- Tiêu chảy.
- Vàng da.
- Đau cơ.
Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể có những dấu hiệu:
- Tổn thương gan.
- Suy tim.
- Suy thận.
- Tử vong.
Bệnh Wilson là một rối loạn di truyền, trong đó gan không thể loại bỏ đồng dư thừa. Đồng tích tụ trong các cơ quan như não, gan, mắt,… gây tổn thương theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Đồng có vai trò thiết yếu trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Cung cấp đồng trong chế độ ăn uống lành mạnh nhất. Nếu cơ thể thiếu đồng hay thừa đồng, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
Để biết cách bổ sung đồng hay lựa chọn các thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung đồng tốt nhất cho cả gia đình, hãy kết nối ngay với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của Viện Dinh dưỡng VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, bạn có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ Healthline.com
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát cho con nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé