vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Đừng để thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

19/08/2019   9290 lượt xem

Mẹ có biết: Thiếu máu do thiếu sắt, nằm trong nhóm bệnh thiếu máu dinh dưỡng, là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở các nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thế nhưng không phải tất cả mọi người đều biết và hiểu rõ về tầm quan trọng của sắt với trẻ nhỏ.

1. Vai trò quan trọng của Sắt đối với cơ thể

- Sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Sắt là một khoáng chất cần thiết để tạo ra huyết sắc tố, thành phần mang oxy của các tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu lưu thông khắp mọi nơi để cung cấp oxy cho tất cả các tế bào của cơ thể. Khi thiếu chất sắt, cơ thể không thể tạo ra đủ các tế bào hồng cầu và vì thế mà các mô và cơ quan sẽ không nhận được oxy cần thiết. Nếu chế độ ăn của con bạn thiếu chất sắt, bé sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu.

- Sắt còn tham gia vào quá trình tạo thành Myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ oxy của cơ, kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho các hoạt động cơ bắp.

- Giúp chuyển hóa beta – carotene thành sinh tố A, tạo ra chất collagen để liên kết các tế bào với nhau.

- Tham gia vào thành phần một số loại enzyme oxy hóa khử như catalase, peroxidase và các cytochrome (những chất xúc tác sinh học quan trọng của cơ thể). Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hóa, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại.

- Chức năng dự trữ oxy cho cơ bắp, vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hooc môn tuyến tiền liệt.

- Thiếu sắt ở trẻ em có thể xảy ra ở nhiều cấp độ, từ các nguồn dự trữ sắt cạn kiệt đến thiếu máu, ngay cả khi các tế bào hồng cầu vẫn khỏe mạnh. Thiếu sắt không được điều trị ở trẻ em có thể gây ra sự kém phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

> XEM THÊM:

- Giải mã nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ

- Bố mẹ có nên tự bổ sung sắt cho trẻ tại nhà hay không?

- Tổng hợp những thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ mà mẹ không nên bỏ qua

 2. Nhu cầu sắt của trẻ theo từng độ tuổi có khác nhau?

Em bé dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ được nhận đủ chất sắt từ mẹ. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức nên được cho uống công thức tăng cường chất sắt. 

Các vận động viên trẻ thường xuyên tham gia tập thể dục cường độ cao có xu hướng mất nhiều chất sắt hơn và có thể cần thêm chất sắt trong chế độ ăn uống của họ.

3. Dấu hiệu của trẻ thiếu sắt là gì?

- Thiếu sắt là khi các nguồn dự trữ sắt của cơ thể đang cạn kiệt, đặc biệt ở độ tuổi trẻ mới biết đi và thanh thiếu niên. Sau 12 tháng tuổi, trẻ mới biết đi có nguy cơ bị thiếu sắt vì không còn uống sữa tăng cường chất sắt và có thể không ăn đủ các thực phẩm chứa sắt.

- Uống nhiều sữa bò (hơn 710 ml mỗi ngày) cũng có thể khiến trẻ mới biết đi có nguy cơ bị thiếu sắt bởi các nguyên nhân sau: 

+ Sữa bò ít chất sắt.

+ Trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi, uống nhiều sữa bò có thể ít đói hơn và ít ăn thực phẩm giàu chất sắt.

+ Sữa làm giảm sự hấp thu sắt.

- Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và có thể dẫn đến các vấn đề về học tập và hoạt động.

- Nhiều người bị thiếu máu do thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào vì nguồn cung cấp sắt của cơ thể bị cạn kiệt từ từ. Nhưng khi thiếu máu tiến triển, một số triệu chứng có thể xuất hiện:

+ Mệt mỏi và cơ thể cảm thấy yếu dần.

+ Da và niêm mạc nhợt nhạt.

+ Tim đập loạn nhịp.

+ Cáu gắt.

+ Giảm thèm ăn.

+ Chóng mặt hoặc cảm giác bị nhẹ đầu.

+ Phát triển nhận thức và xã hội chậm.

+ Viêm lưỡi.

+ Khó duy trì nhiệt độ cơ thể.

+ Tăng khả năng nhiễm trùng (hệ miễn dịch kém).

Nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nói chuyện với bác sĩ, có thể làm xét nghiệm máu đơn giản để phát hiện thiếu máu do thiếu sắt và có thể kê đơn bổ sung sắt. Tuy nhiên ăn quá nhiều chất sắt cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Do đó cha mẹ không nên cho trẻ uống bổ sung sắt mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước. 

4. Đối tượng nào có nguy cơ thiếu sắt cao?

- Em bé sinh non - hơn 3 tuần trước ngày dự sinh hoặc có cân nặng khi sinh thấp.

- Em bé uống sữa bò trước 1 tuổi.

- Trẻ bú sữa mẹ không được cho ăn thực phẩm bổ sung có chứa sắt sau 6 tháng tuổi.

- Em bé uống sữa công thức không bổ sung sắt.

- Trẻ em từ 1 - 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành mỗi ngày.

- Trẻ em có tình trạng sức khỏe nào đó, chẳng hạn như nhiễm trùng mãn tính hoặc có chế độ ăn kiêng.

- Trẻ em từ 1 - 5 tuổi đã tiếp xúc với chì.

- Các bé gái vị thành niên cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn vì cơ thể họ mất chất sắt trong kỳ kinh nguyệt.

5. Nguồn động vật và nguồn sắt thực vật: Sự khác biệt là gì? 

Sắt heme có trong các nguồn động vật như thịt, hải sản và gia cầm - dễ dàng được cơ thể hấp thu. Cơ thể cần được giúp hấp thụ chất sắt phi heme, được tìm thấy trong các nguồn phi động vật như rau lá xanh đậm, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc, và trái cây sấy khô. (Trứng lòng đỏ chứa sắt chủ yếu là phi heme).

 

Bạn có thể tăng lượng sắt phi heme cho cơ thể hấp thụ bằng cách ăn cùng với các loại thực phẩm có chứa sắt heme hoặc với các loại thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, cam, dâu tây, ớt chuông đỏ và xanh, đu đủ, bông cải xanh, bưởi, dưa đỏ, cà chua, bông cải xanh, xoài, trái kiwi và khoai lang bởi vì sắt thực vật tốt hơn sắt tù động vật. 

6. Các loại thực phẩm có chứa sắt bao gồm:

Thực phẩm động vật giàu sắt:

 

Thực phẩm thực vật giàu sắt:

Lưu ý: khi ăn các thực phẩm giàu sắt thì phải ăn các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt: ăn nhiều rau xanh và quả chín, nhất là các loại quả: bưởi, cam, quýt, chuối, xoài…

- Cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu trên cơ sở cân bằng các chất, ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng như protein, vitamin, sắt... Ăn thêm một lượng thích hợp các thức ăn như thịt, gan, cá, trứng, sữa, vừng...

- Căn cứ vào nguyên nhân để lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng phù hợp. Kết hợp nhiều loại thực phẩm, chế biến món ăn có màu sắc, mùi vị đa dạng.

- Lựa chọn và chế biến món ăn cho dễ tiêu hóa hơn, ăn thành nhiều bữa.

- Sử dụng thêm một số sản phẩm bổ sung sắt.

7. Cách phòng tránh thiếu sắt ở trẻ em

Hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ để phòng chống thiếu sắt ở trẻ em theo các cách dưới đây:

- Cho trẻ bú mẹ hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung sắt: Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú tới năm 1 tuổi. Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn so với sắt bổ sung trong các sản phẩm khác. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm bổ sung sắt để thay thế. Đặc biệt các mẹ nên nhớ rằng sữa bò thông thường không phải là nguồn thực phẩm giàu chất sắt.

- Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, hãy bổ sung thêm sắt vào bữa ăn của trẻ như là sử dụng các sản phẩm ngũ cốc tăng cường thêm sắt. Đối với trẻ lớn, nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm có thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu đỗ và các loại rau lá xanh sẫm.

- Làm tăng hấp thu sắt: Vitamin C giúp làm tăng hấp thu sắt. Bạn có thể cho trẻ ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, dâu tây, kiwi, rau cải xanh, cà chua và khoai tây.

- Sử dụng những sản phẩm bổ sung sắt: Nếu trẻ bị sinh non hay nhẹ cân khi mới sinh hoặc trẻ trên 6 tháng tuổi vẫn đang bú mẹ nhưng không ăn bổ sung thực phẩm giàu sắt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về nguồn sắt bổ sung.

Khi lựa chọn các sản phẩm bổ sung Sắt cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các dòng sản phẩm có thành phần Sắt sinh học hữu cơ, với những ưu điểm vượt trội:

- Khả năng hấp thu cao, gần như hoàn toàn, tới 90% (trong khi sắt tổng hợp hấp thu tối đa 15%).

- Không để lại lượng dư thừa trong cơ thể.

- Không gây nóng trong, không gây táo bón.

- Rất thân thiện với cơ thể. Đặc biệt lành tính đối với cơ thể nhạy cảm của trẻ nhỏ.

Sản phẩm Smarty của Viện dinh dưỡng VHN Bio hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu trên. Smarty được sản xuất bằng Công nghệ sinh học - theo quy trình của Hoa Kỳ. Là công thức hoàn hảo giúp chuyển hóa, hấp thu sắt cao gấp nhiều lần so với các dạng sắt thông thường. Tổ hợp các vitamin nhóm B, vitamin C cùng tinh chất Lô hội hiệp đồng tác dụng với Sắt, Đồng thực vật giúp cơ thể tăng hấp thu dinh dưỡng để tăng cân tự nhiên, ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh.

Để được hướng dẫn sử dụng Smarty đúng  liều lượng và liệu trình phù hợp, hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé