vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Giải đáp câu hỏi: Viêm đường hô hấp ở trẻ có nguy hiểm không?

06/11/2020   1796 lượt xem

Viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp ở những gia đình có con nhỏ, đặc biệt vào thời điểm thời tiết chuyển mùa. Tuy đây là bệnh lý phổ biến, nhưng còn nhiều người chưa hiểu rõ về chứng bệnh này, rất nhiều bố mẹ hay hỏi các chuyên gia VHN Bio: Viêm đường hô hấp ở trẻ có nguy hiểm không?

 

Vì chưa nắm chắc kiến thức nên cách xử lý bệnh cũng vô cùng đa dạng, từ đông sang tây y, từ việc tham khảo các ý kiến chuyên môn đến việc các mẹ bỉm rỉ tai nhau những “bí kíp vàng” trong việc điều trị cho trẻ. Để tìm được lời giải rõ ràng nhất, mời bố mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Viêm đường hô hấp là gì?

Hệ hô hấp của cơ thể được tính từ cửa mũi đến tận các phế nang trong mũi. Hệ hô hấp có chức năng lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc không khí, trao đổi khí. Môi trường không khí với nhiều khói bụi, lạnh, nóng, hơi độc, virus, vi khuẩn, nấm mốc,… là điều kiện thuận lợi gây nên các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em.

Viêm đường hô hấp bao gồm 2 loại:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Đây là những triệu chứng viêm xảy ra ở mũi và cổ họng. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn, virus. Viêm đường hô hấp trên chiếm tỉ lệ phổ biến ở mọi lứa tuổi.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Đây là tình trạng viêm nhiễm ở phế quản, khí quản và nhu mô phổi. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới do virus ít phổ biến ở trẻ em. Chủ yếu là vi khuẩn gây bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.

> XEM THÊM:

- ĐỪNG CHỦ QUAN với những triệu chứng viêm đường hô hấp trẻ em

- Dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ và kinh nghiệm xử lý

- Bố mẹ có biết viêm đường hô hấp là gì và đâu là cách trị viêm đường hô hấp ở trẻ tốt nhất?

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Bệnh viêm đường hô hấp bắt nguồn từ nhiều tác nhân vi khuẩn, virus, nấm mộc khác nhau. Ngoài ra, các yếu  tố nguy cơ làm tăng khả năng xâm nhập của các tác nhân như:

Hệ miễn dịch của trẻ yếu: Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp.

Môi trường sống: Môi trường ẩm thấp, thường xuyên nằm phòng điều hòa nhiệt độ thấp khiến mũi họng trẻ khô, dễ viêm và mắc bệnh khi thời tiết chuyển biến.

3. Những triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ

Các triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ em thường xảy ra rầm rộn trong vòng 3-5 ngày đầu tiên. Các triệu chứng gợi ý mà bố mẹ có thể nhận biết:

- Trẻ chảy nước mũi, nghẹt mũi.

- Trẻ hắt hơi.

- Ho khan, ho có đờm.

- Đau họng, khàn giọng.

- Mắt đỏ, chảy nước mắt, đau mắt.

- Trẻ mệt mỏi, ớn lạnh, quấy khóc.

- Sốt cao, sốt liên tục không hạ.

Những triệu chứng viêm đường hô hấp khó chịu khiến trẻ uể oải, mệt mỏi, bớt chơi đùa, ăn uống. Nếu các triệu chứng thông thường kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt cao, trẻ môi khô lưỡi bẩn, da nhăn nheo,… bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng viêm đường hô hấp nguy hiểm tính mạng.

4. Viêm đường hô hấp có nguy hiểm không?

Viêm đường hô hấp ở trẻ là bệnh lý thông thường, hay gặp, có thể điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát cao. Nếu bố mẹ chủ quan trong điều trị và phòng chống bệnh, viêm đường hô hấp ở trẻ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng như:

- Trẻ khó thở, thở nhanh, thở rít, co kéo cơ thành ngực.

- Phập phồng cánh mũi.

- Sốt cao, không hạ sốt.

- Môi, móng tay trẻ tím tái.

- Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.

- Trẻ tiểu ít, không đi tiểu.

- Trẻ quấy khóc liên tục.

- Trẻ co giật.

- Lừ đừ, ngủ gà, ngủ li bì.

- Các biến chứng nặng hơn có thể kèm theo tình trạng bội nhiễm như: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tim, thấp khớp cấp, viêm cầu thận…

- Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao hơn so với các bệnh đường hô hấp khác. Theo thống kê của bộ y tế, thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn đường hô hấp trên mỗi năm.

5. Viêm đường hô hấp ở trẻ có lây không?

Các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ thường do virus. Có rất nhiều loại virus khác nhau gây bệnh ở trẻ, tuy nhiên đặc điểm chung là khả năng lây lan rất mạnh. Virus có thể lây nhiễm từ trẻ này sang trẻ khác khi ho, hắt hơi hay tiếp xúc ở phạm vi gần. Không những vậy, virus còn có thể tồn tại trong thời gian dài tại các bề mặt đồ vật trẻ tiếp xúc như cửa, giường, bàn ghế, đồ chơi.

6. Làm thế nào khi trẻ viêm đường hô hấp?

Không chủ quan và chủ động phòng tránh, chăm sóc tốt cho trẻ là cách để bố mẹ bảo vệ trẻ khỏe mạnh. Khi trẻ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp trên thể nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ bằng các biện pháp:

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ bú sữa mẹ, ăn nhiều lần trong ngày, ăn các loại thực phẩm loãng, mềm.

- Cho trẻ uống nhiều nước lọc, bổ sung điện giải bằng các loại nước trái cây, nước ép, sữa.

Xem thêm : Dấu hiệu viêm đường hô hấp

 

- Trẻ nghẹt mũi, bố mẹ có thể làm sạch mũi bằng nước muối Nacl 0,9%.

- Giữ ấm cho cơ thể của bé khi thời tiết lạnh.

- Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ

- Làm sạch môi trường sống xung quanh của trẻ, làm sạch đồ chơi, các vật dụng.

- Nếu trẻ sốt, bố mẹ nên cho trẻ nằm ở phòng mát, có máy lọc không khí, độ ẩm thích hợp hay các loại thuốc hạ sốt.

Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng chuyển biến nặng, bố mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà. Nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để kịp thời điều trị tốt nhất.

Bố mẹ thông thái là bác sĩ tuyệt vời nhất cho trẻ. Vì vậy, hãy luôn trang bị cho mình kiến thức, thông tin và cách chăm sóc cho trẻ tốt nhất. Mọi thông cần tư vấn và trao đổi cụ thể hơn các vấn đề sức khỏe liên quan đến trẻ, các bậc phụ huynh có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé